13 bước lập giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
Đã kiểm duyệt nội dung
Các công việc mà công ty môi trường cần làm để xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước cho doanh nghiệp? Quy trình thực hiện để lập hồ sơ này như thế nào? Cách xác định cơ quan thẩm quyền?
Vì sao doanh nghiệp lựa chọn các công ty môi trường để lập GPXT?
Để được xả thải vào nguồn nước tại các ao hồ, hệ thống kênh mương thoát nước chung của toàn thành phố, mỗi đơn vị cần được cấp phép xả thải. Và việc lựa chọn các đơn vị tư vấn môi trường để lập giấy phép xả thải vào nguồn nước được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Quá trình hoàn thiện các thủ tục, chính sách về môi trường trong Luật BVMT mà Bộ tài nguyên đang tiến hành gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình lập hồ sơ xin giấy phép xả thải vào nguồn nước.
Không chỉ dừng lại ở đó, tối ưu hóa các thủ tục hành chính và hạn chế các chi phí phát sinh từ các lỗi vi phạm là 2 mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp đều hướng tới khi lựa chọn một đơn vị để hỗ trợ lập giấy phép xả thải vào nguồn nước.
Công việc cần làm của các công ty môi trường?
Vậy với dịch vụ của mình, các công ty môi trường này phải làm những công việc gì? Quy trình thực hiện hồ sơ xin cấp GPXT vào nguồn nước diễn ra như thế nào?
Hợp tác với hàng trăm doanh nghiệp trong nước trong các dự án lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước, kết hợp với các căn cứ pháp lý về luật môi trường thì công ty Hợp Nhất đã xây dựng quy trình hoàn thiện gồm 13 bước để lập loại hồ sơ này, bao gồm:
- Thống kê các số liệu về sản xuất của doanh nghiệp qua khảo sát thực tế
- Đánh giá và xác định các mức độ mà các nguồn phát thải của doanh nghiệp có thể tác động đến môi trường như: đất, nước, khí,…cùng một số yếu tố liên quan đến tài nguyên môi trường.
- Xác định chính xác nhu cầu xả thải và sử dụng nước thực tế của doanh nghiệp.
- Phân tích chất lượng nguồn nước thải và hệ thống đang vận hành của doanh nghiệp
- Lấu mẫu và phân tích nước đầu vào; đầu ra tại phòng thí nghiệm
- Phân tích các vấn đề: cách thức, chế độ và lưu lượng nước được xả thải
- Thống kê, tiếp cận một số doanh nghiệp lân cận có cùng khu vực xả thải (bán kính trong khoảng 1 km tại nguồn được xả thải)
- Phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật của nước tại nguồn tiếp nhận, chế độ thuy văn: kênh mương, sông suối,…
- Đánh giá về khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận và ảnh hưởng của nước được xả thải đến môi trường
- Lập bản đồ vị trí về các khu vực, vị trí xả thải theo quy định (tỷ lệ 1/10.000)
- Vẽ sơ đồ lấy mẫu, khảo sát
- Đưa ra hội đồng thẩm định để phê duyệt
- Nộp hồ sơ tại cơ quan thẩm quyền sau khi hoàn thành
Để có thể biết rõ hơn về các hồ sơ môi trường cần thiết và đối tượng cần lập giấy phép xả thải vào nguồn nước, Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay tới Hotline của Hợp Nhất để được hỗ trợ.