2 công nghệ tái sử dụng nước thải IPR, DPR
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong những năm gần đây, nguồn nước hạn chế cùng với nhu cầu ngày càng tăng nước ngọt, thời tiết thay đổi, biến đổi khí hậu nhanh chóng khiến nhiệm vụ tái sử dụng nước trở thành giải pháp hàng đầu. Việc xử lý nước thải và tái sử dụng là giải pháp hàng đầu để tiết kiệm tài nguyên nước.
Vậy có những công nghệ nào để tái sử dụng các nguồn nước thải? Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới bạn đọc hai công nghệ điển hình là IPR và DPR.
Nên dùng IPR hay DPR
Hai lựa chọn tái sử dụng nước uống được ưa chuộng nhất hiện nay gồm tái sử dụng nước uống trực tiếp (DPR) và tái sử dụng nước uống gián tiếp (IPR). Đối với trường hợp nước thải đã qua xử lý nước thải và nguồn nước ngầm/nước mặt, sau đó được thu hồi và xử lý để đạt tiêu chuẩn nước sạch. Trong trường hợp dùng hệ thống DPR, nước tinh khiết được tạo ra từ nước thải đã qua xử lý đưa trực tiếp vào hệ thống cấp nước chung.
Còn công nghệ IPR là sự kết hợp từ chất lượng nước thải được cải thiện, công nghệ xử lý tiên tiến và nhu cầu ngày càng tăng. Vì thế để tương thích với quy định chặt chẽ, mối quan tâm cộng đồng cũng như những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe thì cần tìm hiểu chi tiết ưu/nhược điểm của DPR lẫn IPR.
Ưu nhược điểm của DPR và IPR
Đối với tái sử dụng nước uống trực tiếp (DPR)
Về ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí: xử lý nước uống hay xử lý nước thải để tái sử dụng nước uống trực tiếp đòi hỏi khoảng cách bơm ngắn để phân phối nước. Điều này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho các đô thị.
- Giảm lượng khí thải cacbon: vì dòng nước chảy tương đối ngắn mà hệ thống DRP ít phát thải khí nhà kính hơn so với hệ thống bơm ở khoảng cách dài.
- An ninh nguồn nước: DPR ít bị thiệt hại do động đất, lũ lụt, thảm họa tự nhiên.
Về nhược điểm:
- Thiết lập bổ sung: một vài trường hợp hệ thống DPR yêu cầu bổ sung giám sát chất lượng nước, hiệu suất quá trình. Những hạng mục này làm tăng chi phí, thời gian, kế hoạch và nguồn nhân công.
- An toàn chất lượng nguồn nước: nhiều hệ thống DPR triển khai rộng rãi nhưng thiếu sự đồng thuận, thiếu an toàn. Những lo ngại liên quan đến việc loại bỏ dược phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, hóa chất.
- Nhận thức của công chúng: thách thức lớn nhất của hệ thống DPR là phần lớn công chúng nhận thức tiêu cực về hệ thống.
Đối với tái sử dụng nước uống gián tiếp (IPR)
Về ưu điểm:
- Làm sạch môi trường: phần nước thải sau xử lý thải vào sông, hồ, tầng chứa nước. Nhờ vậy mà nhiều chất ô nhiễm bị phân hủy bởi quá trình vật lý, sinh học. Trong khi đó, việc pha loãng nước trong môi trường giúp giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn bằng cách giảm nồng độ chất ô nhiễm.
- Phương pháp xử lý: nhờ ứng dụng phương pháp xử lý ưu việt mà các quốc gia như Hoa Kỳ, châu Âu, Singapore được xây dựng hệ thống IPR nhiều nhất, không tác động xấu đến sức khỏe người sử dụng.
- Nhận thức cộng đồng: so với DRP, người dùng cảm thấy thoải mái và tin cậy hơn về cách quản lý nước thải, nước uống trong việc tái sử dụng nước hiệu quả.
Về nhược điểm:
- Tốn kém chi phí hơn: IPR thường có chi phí vận hành cao. Việc xây dựng và bảo trì hệ thống trong quá trình vận chuyển nước đến cơ sở xử lý cũng tốn kém. IPR dựa vào đường ống dẫn kín, trạm bơm đi kèm cung cấp nước hoặc chi phí bổ sung từ việc bơm nước từ khoảng cách xa.
- Kém hiệu quả: cùng một loại nước, IPR phải xử lý 2 lần gây lãng phí tài nguyên và thời gian thực hiện. Hệ thống phải sử dụng đồng thời 2 phương pháp gồm thẩm thấu ngược và quá trình oxy hóa nâng cao loại bỏ chất ô nhiễm. Nguồn nước sau xử lý đưa ngược trở lại môi trường. Điều này làm tăng tổng lượng cacbon hữu cơ, tổng chất rắn hòa tan trong nước tác động đến chi phí và yêu cầu xử lý theo quy định.
- Vẫn chưa được ủng hộ 100%: mặc dù IPR được chấp nhận nhiều hơn DPR nhưng nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi vì nó liên quan đến rủi ro về sức khỏe, chất lượng nguồn tự nhiên bị suy giảm do bổ sung nước tái sử dụng.
Như vậy, để tái sử dụng nước chất lượng thì các cơ sở phải thiết kế hệ thống XLNT sơ bộ, đảm bảo loại bỏ hết thành phần nguy hại trong nước. Mặc dù nước ta vẫn chưa có hệ thống DPR/IPR tiêu chuẩn nhưng chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm tái sử dụng nước từ các quốc gia khác để ứng dụng cho yêu cầu thực trạng khan hiếm nguồn nước sạch như hiện nay.