2 điểm mới về hồ sơ môi trường doanh nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Qua nhiều năm triển khai và áp dụng cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề sản xuất thì các quy định, nguyên tắc và hình thức thực hiện các loại hồ sơ môi trường có nhiều thay đổi rõ rệt hơn. Dưới đây là những điểm mới quan trọng đối với hồ sơ môi trường.
Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép môi trường
Trước đây, HSMT ban đầu của doanh nghiệp bao gồm lập ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện trước khi dự án triển khai các kế hoạch xây dựng, vận hành. Sau khi xem xét từ cơ quan môi trường thì kể từ năm 2022 trở về sau, việc lập kế hoạch BVMT không còn hiệu lực mà thay vào đó doanh nghiệp sẽ lập hồ sơ xin cấp GPMT. Tất cả quy định về nội dung, căn cứ, thời điểm, hồ sơ, trình tự thủ tục quy trình thực hiện về cấp GPMT đều được quy định tại Mục 4 Chương 4 của Luật BVMT 2020.
Để được cấp GPMT, chủ dự án đầu tư phải đánh giá, phân loại và xác định dự án thuộc nhóm dự án nào (Nhóm I, II, III và IV). Căn cứ vào đó, chủ giấy phép còn phải xác định thời hạn để triển khai kế hoạch cấp lại, hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép theo đúng quy định.
Việc cấp GPMT từ cơ quan chuyên môn môi trường phải đáp ứng theo các tiêu chí quan trọng cụ thể:
- Hồ sơ đề nghị cấp GPMT
- Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt (nếu có)
- Quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải theo đúng quy định của cơ quan nhà nước
- Xác định quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Phù hợp với quy định của pháp luật về BVMT, tài nguyên nước cùng nhiều quy định khác
- Trong trường hợp tại thời điểm cấp GPMT, nếu quy hoạch BVMT quốc gia, tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì việc xin cấp giấy phép môi trường sẽ tiến hành thực hiện theo những quy định trên
Đồng thời, kể từ khi GPMT có hiệu lực thi hành thì quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM cùng với các loại giấy phép thành phần sẽ không còn hiệu lực. Do đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung cần tìm hiểu rõ tính chất, quy mô, công suất và loại hình sản xuất để xác định chính xác loại HSMT mà doanh nghiệp của mình cần thực hiện.
Doanh nghiệp sẽ phải đăng ký môi trường
Một khái niệm mới liên quan đến việc đăng ký để lập hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp còn bao gồm việc đăng ký môi trường. Đây là hình thức lập thủ tục hành chính của chủ đầu tư, cơ sở sản xuất phải đăng ký với cơ quan quản lý môi trường về quá trình xả chất thải cũng như biện pháp, cam kết xử lý, bảo vệ môi trường.
Trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm dự án hoạt động có phát sinh chất thải (không thuộc đối tượng cấp GPMT) và dự án hoạt động trước ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành (không thuộc đối tượng cấp GPMT).
Việc thay đổi những nội dung mới trong lập HSMT nói chung và đăng ký môi trường nói riêng thường bao gồm việc xác định loại hình sản xuất, xác định thành phần và khối lượng chất thải, xác định phương án xử lý môi trường cũng như cam kết thực hiện công tác BVMT của dự án.
Các dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường nếu thuộc trường hợp lập ĐTM hoặc phải có GPMT nếu có những thay đổi liên quan đến quy mô, tính chất thì chủ dự án cần thực hiện theo quy định về đánh giá tác động môi trường và GPMT. Theo Điều 49 của Luật BVMT 2020 thì doanh nghiệp phải tiến hành lập hồ sơ đăng ký môi trường trước khi đưa dự án vận hành chính thức.
Trên đây là 2 hình thức quy định mới liên quan đến thủ tục HSMT quan trọng mà doanh nghiệp cần theo dõi để tiến hành thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Nếu Quý Doanh nghiệp cần Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất hỗ trợ tư vấn thêm nhiều thông tin quan trọng khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768.