Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

2 dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Ấn Độ


1114 Lượt xem - Update nội dung: 30-10-2020 08:27

Đã kiểm duyệt nội dung

Từ lâu, môi trường ở Ấn Độ dường như đã quá quen thuộc với hình ảnh những con sông chứa nước bẩn và không khí bị ô nhiễm bao trùm ở nhiều thành phố. Có lẽ vì những tác động từ các tổ chức thế giới, sức ép về khan hiếm nước sạch và bệnh tật mà Chính phủ Ấn Độ dần xây dựng nhiều kế hoạch giảm thiểu, xử lý môi trường nhằm cải thiện chất lượng môi trường.

Dự án “xanh hóa” mạng lưới đường sắt

Đường sắt Ấn Độ có mạng lưới dài hơn 68.000 km và phục vụ hơn 8 tỷ lượt hành khách mỗi năm. Với tốc độ di chuyển hàng chục km mỗi ngày, đường sắt cần nguồn năng lượng lớn để đốt nhiên liệu hóa thạch khởi động động cơ máy. Quá trình này là một trong những nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

Ước tính, giao thông đóng góp 12% lượng khí thải nhưng riêng đường sắt chiếm hơn 4%. Giai đoạn từ năm 2015 – 2020, vận chuyển đường sắt tăng từ 35% - 45%. Thế nhưng, đoàn tàu lại “tiêu tốn” khá nhiều nhiên liệu.

Với những lý do trên, Chính phủ nước này đang nỗ lực “xanh hóa” các tuyến đường sắt với mục tiêu điện khí hóa toàn bộ mạng lưới trong vòng 3 – 4 năm tới. Điện khí hóa là khái niệm không mấy xa lạ, nó là kế hoạch xây dựng hệ thống năng lượng tập trung hiệu quả hơn và dần loại bỏ động cơ diesel phát thải.

Theo đó, đường sắt ở Ấn Độ ứng dụng ngày càng nhiều phương pháp xử lý khí thải, trong đó chú trọng hơn việc sử dụng hiệu quả năng lượng và thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo như mặt trời, gió,… Dự kiến sẽ đạt mức phát thải cacbon bằng 0 vào năm 2030. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải loại bỏ 7,5 triệu tấn cacbon dioxide (CO2) mỗi năm, tương đương với mức phát thải của 2 nhà máy điện than.

Các chuyên gia đánh giá cao kế hoạch giảm thiểu không khí ô nhiễm lần này của Ấn Độ. Quá trình “xanh hóa” mạng lưới đường sắt không chỉ trở thành yếu tố quan trọng đạt tiêu chuẩn khí thải vừa là nhiệm vụ quan trọng làm nền tảng cho nhiều sáng kiến BVMT trong tương lai.

2 dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Ấn Độ

Ngoài những nỗ lực sản xuất năng lượng, các nhà ga và hệ thống lắp đặt cũng nhận được chứng nhận xanh khi hơn 100 nhà máy xử lý và tái chế nước cũng được thành lập. Chính phủ Ấn Độ cũng trang bị thêm các toa tàu nhiều bể xử lý nước thải để xử lý chất thải từ hành khách. Vai trò của các bể sinh học này giúp hạn chế phát thải 155 tấn CO2 hằng năm.

Với bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ đang không ngừng phát triển, đường sắt Ấn Độ sẽ còn nỗ lực và cố gắng hơn nữa trong việc đảm bảo tính bền vững trong quá trình vận chuyển hàng hóa và hành khách trong tương lai. Và “xanh hóa” đường sắt chính là một trong những mục tiêu hàng đầu mà Ấn Độ bắt buộc phải hoàn thành đầu tiên.

Ấn Độ xử lý ô nhiễm theo hướng nền kinh tế tuần hoàn

Liên Hợp Quốc đánh giá Ấn Độ có thể đi đầu trong xu hướng chuyển đổi hệ thống kinh tế, năng lượng và y tế để hình thành hệ thống kinh tế tuần hoàn có tính bao trùm và ngăn chặn biến đổi khí hậu. Ấn Độ có thể cân nhắc đến khoản đầu tư năng lượng tái tạo, giao thông sạch và sử dụng năng lượng hiệu quả trong quá trình hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Chẳng hạn, nổi trội là dự án của Công ty Chakr Shield (Dhupar) trang bị thêm bộ lọc máy phát điện diesel có khả năng thu được 90% lượng khí thải dạng hạt. Bên cạnh đó, họ cũng chuyển đổi bồ hóng thành mực và sơn giúp môi trường sạch hơn. Người ta gọi đây là một nền kinh tế tuần hoàn.

Công ty từ một xưởng đã chuyển thành nhà máy với quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng hoàn toàn tự động. Ý kiến sáng tạo này đã nhận được giải thưởng Sáng tạo ở bang Maharashtra.

Quốc gia này cũng có kế hoạch giảm 20 – 30% nồng độ bụi mịn để giảm ô nhiễm không khí. Bộ Môi trường Ấn Độ cũng áp dụng nhiều phương pháp tiếp cận tổng thể để giảm ô nhiễm không khí tại 122 thành phố trên cả nước.

Kể từ tháng 4 vừa qua, Ấn Độ cũng xây dựng bộ tiêu chuẩn cao hơn để kiểm soát khí thải từ các phương tiện giao thông gây ra. Chất lượng không khí trong 9 tháng đầu năm giảm xuống 56 ngày. Phần khí thải ô nhiễm chủ yếu có nguồn gốc từ các phương tiện, hoạt động công nghệ, bụi từ công trình xây dựng, bãi chôn lấp rác thải, đốt rơm rạ,…

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:46 15-10-2024)
Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải là việc làm cần thiết đối với những hệ thống đã hoạt động lâu ...
(15:33 15-10-2024)
Xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, mua sắm cần được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hệ ...
(12:01 15-10-2024)
Xử lý nước thải sản xuất dầu ăn bằng phương pháp nhân tạo giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ từ vi sinh ...
(10:48 15-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(09:36 15-10-2024)
Vi khuẩn kỵ khí bao gồm vi khuẩn, vi rút, nấm, tải, động vật nguyên sinh, trong đó vi khuẩn là phổ biến nhất.
(11:49 14-10-2024)
Trào lưu “xé túi mù” cũng góp phần vào tình trạng ô nhiễm môi trường khi rác thải từ nó là những chiếc túi, bao ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768