2 kỹ thuật xử lý khí thải thông dụng nhất
Đã kiểm duyệt nội dung
Bạn cần tìm giải pháp XLKT cho cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, KCN, CCN nhưng chưa biết phải lựa chọn công nghệ nào? Để giải đáp thắc mắc của bạn, Hợp Nhất sẽ chia sẻ về 2 kỹ thuật xử lý khí thải khá phổ biến và hiệu quả dưới đây!
1. Kỹ thuật dùng tháp hấp thụ
Tháp hấp thụ thường dùng để xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện, lọc hóa dầu, sản xuất khí đốt, chế biến than, lò than cốc, sản xuất xi măng, sơn,…
Các ứng dụng của phương pháp hấp thụ bao gồm:
- Tăng cường sản xuất dung dịch. Ví dụ hấp thụ khí hydro clorua trong nước để tạo thành axit clohydric.
- Thu hồi nhiều sản phẩm.
- Làm khô hệ thống như hấp thụ hơi nước từ hỗn hợp khí tự nhiên.
Cách lựa chọn dung môi trong tháp hấp thụ:
-
Phải có khả năng hòa tan khí. Chất tan trong dung môi càng lớn thì khí càng dễ hấp thụ, quá trình tách khí cũng thuận lợi hơn.
- Căn cứ vào các thành phần của hỗn hợp khí mà lựa chọn dung môi thích hợp để giảm chi phí xử lý hoặc đáp ứng khả năng tách nhiều thành phần không mong muốn.
- Nguồn khí ra khỏi tháp hấp thụ đòi hỏi phải bão hòa với dung môi.
- Lựa chọn dung môi thân thiện với môi trường, không chứa nhiều chất độc hại.
- Dung môi phải có tính ổn định hóa học cao, dễ tái sinh và phân hủy.
- Ưu tiên những dung môi có chi phí thấp. Nước là dung môi dồi dào và sử dụng phổ biến nhất.
- Ngoài ra, dung môi phải không có tính ăn mòn, độ nhớt thấp, không cháy.
Các quá trình hấp thụ diễn ra chủ yếu trong tháp ngược dòng. Dung môi và hỗn hợp khí tiếp xúc ngược hướng với nhau. Diện tích bên trong tháp đủ lớn để tăng cường việc tiếp xúc giữa pha khí – pha lỏng với nhau.
2. Kỹ thuật dùng tháp hấp phụ
Dưới đây là những thông tin về kỹ thuật dùng tháp hấp phụ trong xử lý khí thải:
2.1. Đối với công nghệ lọc khí PAS
Giải pháp này xuất hiện từ những năm 1960 thường dùng để hấp phụ khí thải và tinh chế nito, oxy, hydro. Một trong những điểm nổi bật của phương pháp là thu giữ CO2 rất tốt vì yêu cầu năng lượng, chi phí thấp hơn so với các cách khác.
PAS ưu tiên loại bỏ những khí không mong muốn nhờ một số vật liệu như than hoạt tính, zeolit. Những thành phần sẽ được tái sử dụng trong các chu trình hấp phụ tiếp theo. Bên cạnh đó, chất hấp phụ khá nhạy cảm với độ ẩm trong dòng khí thô. Do đó, cần có thiết bị cung cấp để loại bỏ hơi ẩm.
Một lợi thế khác của công nghệ PAS thu giữ khí H2 hiệu quả. Từ dòng khí chứa CO2, CO, N2, quá trình sản xuất H2 diễn ra trong áp suất cao, thường bị giữ lại bởi các hạt hấp phụ.
2.2. Việc tham gia sản xuất khí H2 được trang bị 3 lớp hấp phụ
- Lớp bảo vệ chứa alumin, silica gel để hấp thụ H2O.
- Lớp chứa than hoạt tính chủ yếu hấp phụ khí CH4, CO, CO2, lưu huỳnh.
- Lớp cuối cùng hấp phụ zeolit, CO, N2, các nguyên tố vi lượng khác.
2.3. Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của PAS phụ thuộc vào 3 yếu tố như sau:
- Vận tốc dựa vào sự chênh lệch tốc độ hấp phụ, giải hấp và tốc độ khuếch tán.
- Kích thước hạt hấp phụ quyết định phân tử nào sẽ bị loại trừ.
- Cân bằng quá trình chọn lọc trong quá trình phân tách các thành phần khí thải với chất hấp phụ.
Hiệu quả của quá trình PAS còn phụ thuộc vào công suất lắp đặt, thời gian, chu kỳ và cấu trúc của tháp hấp phụ.
3. Đối với công nghệ lọc khí TAS
Phương pháp xử lý khí thải TAS là cách hấp phụ khác để tách nhiều tạp chất ra khỏi dòng khí. Cách này dựa vào việc đun nóng để tái sinh chất hấp phụ bằng khí nóng. Vì khả năng giữ vật liệu của chất hấp phụ giảm ở nhiệt độ cao.
Cần làm mát hệ thống TSA để tăng cường quá trình hấp phụ mới. TAS trở thành biện pháp thanh lọc hiệu quả nhưng thời gian làm nóng và lạnh lại mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, cách này khá thích hợp với việc loại bỏ nhiều tạp chất bằng quy trình xử lý đơn giản và dễ thực hiện.
Doanh nghiệp cần tư vấn thiết kế hệ thống XLKT hoặc cần hỗ trợ thêm nhiều dịch vụ khác vui lòng liên hệ ngay Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ miễn phí nhé!