2 nghị định xử phạt hành vi vi phạm môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường được nhiều cơ quan Nhà nước ngày càng quy định chặt chẽ hơn bằng cách xây dựng nhiều Nghị định mới. Trong đó phải nhắc đến 2 quy định mới gồm Nghị định 36/2020/NĐ-CP và Nghị định 55/2021/NĐ-CP được triển khai thực hiện trong thời gian gần đây.
Tăng cường xử phạt về môi trường
Nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật trong lĩnh vực BVMT, kể từ khi Nghị định 55/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đã thống nhất về các mức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm của cá nhân, doanh nghiệp.
Theo đó, Nghị định này chủ yếu quy định liên quan đến việc đăng lý môi trường, giấy phép môi trường, lập ĐTM, hành vi gây ô nhiễm, quản lý chất thải, quy định BVMT tại KCN, CCN, khu chế xuất, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hoặc xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, hoạt động lễ hội, du lịch, khai thác khoáng sản,…
Ngoài các quy định trên đối với việc bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học cũng được quan tâm. Nghị định hướng đến việc xây dựng hệ sinh thái tự nhiên bền vững về tài nguyên thiên nhiên, sinh vật biển; giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ozon. Đồng thời xử phạt nghiêm với hành vi không quan trắc môi trường định kỳ, không lập báo cáo công tác BVMT, không thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin môi trường chưa hợp lý.
Kể từ ngày 10/07/2021 thì Nghị định 55 sẽ có hiệu lực thi hành sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc phê duyệt báo cáo ĐTM, lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình BVMT, quy định về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu không có kế hoạch BVMT, báo cáo ĐTM, các hoạt động quan trắc, giám sát môi trường hoặc vi phạm việc xả thải chứa nhiều thành phần nguy hại hoặc xả nước thải chứa thông số ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Những điểm mới trong Nghị định 36/2020/NĐ-CP
Nghị định 36 ban hành năm 2020 chủ yếu quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản với hình thức xử phạt, mức xử phạt kèm với biện pháp khắc phục, thẩm quyền xử phạt. So với Nghị định 33/2017/NĐ-CP thì đối tượng áp dụng bao gồm tổ chức kinh tế (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, nhà đầu tư nước ngoài hoặc một số tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…
Một số điểm mới của Nghị định 36 là hình thức xử phạt bằng cách tước quyền sử dụng giấy phép từ 12 tháng lên 24 tháng (so với nghị định trước). Đối với hình thức xử phạt bổ sung còn quy định thêm về quy định buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm. Đồng thời bổ sung thêm việc buộc chi trả kinh phú trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc. Hoặc bổ sung thêm nội dung mới về quan trắc, giám sát trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước.
Bất kỳ hành vi vi phạm nào khiến môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Đặc biệt bạn cần quan tâm nhiều hơn đến việc thực hiện các loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần có như (lập kế hoạch BVMT, báo cáo ĐTM, báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, giấy phép xả thải hoặc sổ chủ nguồn thải).
Để giúp doanh nghiệp tránh bị xử phạt từ cơ quan nhà nước liên quan đến môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Để hiểu rõ hơn các vấn đề đang gặp phải, chúng tôi sẽ tư vấn các thông tin, nhu cầu phù hợp với hoàn cảnh của từng doanh nghiệp.