2 nội dung hồ sơ giấy phép môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Giấy phép môi trường có vai trò và tính pháp lý do cơ quan nhà nước ban hành cho các dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải xả thải ra môi trường, quản lý, nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường.
Cùng Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về các vấn đề xung quanh hồ sơ này!
Căn cứ pháp lý giấy phép môi trường
- Luật bảo vệ môi trường 2020
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Các quy định chung về Giấy phép môi trường
Giấy phép môi trường áp dụng cho các dự án nào?
Căn cứ theo Điều 39 của Luật BVMT thì đối tượng xin cấp GPMT bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, II và III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả thải ra môi trường hoặc CTNH phải được quản lý theo quy định về chất thải trước khi đi vào vận hành chính thức
- Áp dụng với các dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường
Căn cứ theo Điều 41 của Luật BVMT 2020 thì GPMT được cấp phép thông qua các cơ quan dưới đây.
Bộ Tài nguyên môi trường cấp phép cho các trường hợp sau:
- Áp dụng với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ TNMT phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM
- Áp dụng với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm pháp lý hành chính của UBND cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, và cơ sở có triển khai dịch vụ xử lý CTNH
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:
- Áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh
UBND cấp tỉnh:
- Áp dụng với dự án đầu tư nhóm II
- Áp dụng với dự án đầu tư nhóm III nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên
- Áp dụng với dự án quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM
UBND cấp huyện:
- Áp dụng đối với dự án còn lại không thuộc thẩm quyền của 3 cơ quan trên
Thời hạn cấp giấy phép môi trường
- Đối với dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT và Bộ quốc phòng, Bộ Công an thì thời hạn cấp phép không quá 45 ngày
- Đối với dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện thì thời hạn cấp phép không quá 45 ngày
- Dựa vào loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư mà cơ quan cấp GPMT quy định thời hạn cấp giấy phép ngắn hơn so với thời hạn quy định
Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp GPMT
Căn cứ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP với những quy định về hồ sơ môi trường, trình tự cấp GPMT
Hồ sơ đề nghị cấp phép
- Văn bản đề nghị cấp GPMT
- Báo cáo đề xuất cấp GPMT
- Tài liệu pháp lý khác:
+ Dự án không thuộc đối tượng lập ĐTM thì cần có bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi cùng tài liệu tương đương khác
+ Dự án không thuộc trường hợp trên thì chủ cơ sở không cần nộp tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác trong hồ sơ đề nghị cấp GPMT
Trình tự thủ tục hồ sơ
Đầu tiên, chủ dự án nộp hồ sơ đề nghị cấp GPMT và nộp phí thẩm định. Trong thời hạn 5 ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì cơ quan cấp phép phải thực hiện các nội dung sau:
- Công khai báo cáo đề xuất cấp GPMT trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp phép.
- Gửi văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước công trình thủy lợi thì chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp trừ dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM và không liên quan đến hoạt động xả thải. Cơ quan lấy ý kiến bằng văn bản về việc cấp GPMT trong thời hạn 7 ngày.
- Dự án xả trực tiếp từ 10.000 m3/ngày nước thải trở lên vào sông, hồ liên tỉnh, giáp ranh với các tỉnh hoặc xả trực tiếp nước thải ra ven biển thì cơ quan cấp phép lấy ý kiến tham vấn UBND cấp tỉnh liền kề sông, hồ liên tỉnh/giáp ranh. UBND cấp tỉnh lấy ý kiến trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
- Dự án xả trực tiếp từ 10.000 m3/ngày nước thải trở lên hoặc xả bụi, khí thải có lưu lượng từ 200.000 m3/giờ trở lên thì cơ quan cấp GPMT lấy ý kiến tham vấn của tổ chức chuyên môn về kết quả tính toán mô hình phát tán chất ô nhiễm, sự cố môi trường. Tổ chức chuyên môn lấy ý kiến trách nhiệm bằng văn bản về nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn 20 ngày.
Tiến hành tổ chức thẩm định cấp giấy phép môi trường
- Hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra ít nhất 7 thành viên thuộc thẩm quyền cấp GPMT của cơ quan trung ương, ít nhất 5 thành viên đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp tỉnh. Tổ chức thẩm định ít nhất 3 thành viên
- Thành viên hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, tổ chức thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị cấp GPMT, viết bản nhận xét, đánh giá các nội dung và chịu trách nhiệm trước pháp luật
Cơ quan có thẩm quyền cấp GPMT dựa vào kết quả thẩm định hoặc kết quả kiểm tra để xem xét cấp giấy phép cho dự án đầu tư nếu đủ điều kiện cấp phép hoặc có văn bản thông báo trả hồ sơ và nêu rõ lý do. Hy vọng với những thông tin nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ các nội dung chính của giấy phép môi trường. Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin thì hãy liên hệ ngay với Dịch vụ môi trường của Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.