2 thiết bị xử lý nước thải phổ biến nhất được dùng hiện nay
Đã kiểm duyệt nội dung
Các thiết bị xử lý nước thải thường dùng trong hệ thống bao gồm tuyển nổi không khí hòa tan DAF và thiết bị lọc màng. Vậy những thiết bị này có cơ chế vận hành như thế nào?
1. Thiết bị tuyển nổi (DAF) (bể tuyển nối) trong XLNT
Thiết bị DAF (bể tuyển nổi) hiệu quả trong việc xử lý nước thải ô nhiễm phù hợp với các ứng dụng đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. DAF đóng vai trò như giai đoạn sàng lọc, với công suất thiết kế hệ thống sẵn có mà máy bơm đưa nước thải đi vào hệ thống. Chất đông tụ và chất tạo bông cũng được thêm vào để gắn kết chất thải thành các mảnh lớn.
Hiện nay, thiết bị DAF dần được cải tiến so với thiết bị thông thường. Thay vì sử dụng quy trình tuyển nổi với thời gian xử lý từ 20 – 30 phút thì giờ đây thời gian xử lý được rút ngắn xuống còn 3 phút. Với những thay đổi này mà việc sử dụng nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn. Không chỉ nước thải sinh hoạt, DAF còn hiệu quả hơn đối với việc làm sạch nước có độ màu cao, tạo ra chất lượng nước tốt hơn. Vì vậy, DAF cũng là lựa chọn đối với việc xử lý nước thải dệt nhuộm.
1.1. Ứng dụng thiết bị DAF
- Nhà máy chế biến thực phẩm
- Lò giết mổ
- Công nghiệp giấy
- Nước thải đô thị
- Hóa chất
- Nhà máy chế biến sữa

2.2. Cơ chế hoạt động của bể tuyển nổi
- Nước thải khi đi vào bể tuyển nổi được bơm hóa chất keo tụ tạo bông, tạo thành những cụm bông có kích thước lớn nên thuận tiện cho quá trình nổi và lắng.
- Tiếp đến, máy nén khí và bơm tuần hoàn hoạt động đồng thời sẽ tạo thành các bọt li ti trong nước thải.
- Các bọt khí sẽ bám vào các chất lơ lửng trong nước thải và sau đó các chất lơ lửng sẽ nổi lên mặt nước.
- Các chất lơ lửng có khối lượng lớn không được bọt khí li ti bám vào sẽ chìm xuống đáy bể.
- Thiết bị gạt bùn trong bể tuyển nổi sẽ gạt các chất lơ lửng nổi trên mặt nước sang bể chứa bùn nổi.
- Sau khi được tách bùn, nước thải sẽ tràn qua bể chứa nước, bơm tuần hoàn sẽ bơm nước này cho chu kỳ hoạt động tiếp theo.

2. Thiết bị màng xử lý nước thải
Người ta thường nhắc đến công nghệ màng để XLNT công nghiệp ở mức ô nhiễm nặng để XLNT sinh hoạt. Quy trình XLNT phức tạp và tốn kém nên dẫn đến các chỉ số xử lý đặc biệt.
Màng chỉ không thể áp dụng với các phương pháp XLNT khác như sinh học, tuyển nổi. Vì thế, màng lọc thường kết hợp với nhiều hệ thống xử lý khác, ứng dụng vào các giai đoạn xử lý cuối của hệ thống. Thông qua cách này, họ cung cấp thêm quá trình xử lý nước thải cho đến khi nước thải đạt yêu cầu.
Màng thường được cấu tạo với tính năng bán thấm được thiết kế thành lỗ xốp nhỏ ngăn cách phân tử nước với các tạp chất trong nước. Phân tử nước chảy qua màng và tạp chất bị giữ lại. Một số yêu cầu đối với việc lựa chọn màng phụ thuộc vào loại nước thải, nồng độ và lượng nước cần xử lý.
Màng được chia thành các nhóm xử lý như vi lọc, siêu lọc, lọc nano, thẩm thấu ngược. Sự khác biệt giữa các màng là kích thước chỉ cho phép các phân tử nước đi qua. Màng được lựa chọn sẽ dựa vào đặc tính nước thải cần xử lý và tính chất các tạp chất của chúng.

Công nghệ màng XLNT nổi bật nhất
- Bể phản ứng sinh học màng MBR là sự kết hợp giữa phương pháp xử lý sinh học tăng trưởng lơ lửng với thiết bị lọc màng (vi lọc hoặc siêu lọc).
- Màng MBR với chức năng phân tách chất lỏng – rắn.
- Là công nghệ màng hoàn chỉnh được cấu tạo từ nhiều hệ thống như màng chìm nơi VSV phân hủy chất ô nhiễm thông qua modun.
- MBR giúp giảm ô nhiễm thứ cấp, loại bỏ hơn 30 – 50% chất ô nhiễm so với quy trình bùn hoạt tính thông thường mà không cần dùng bể lắng.
- Hệ thống cho phép tạo ra nước thải chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn nước thải sau xử lý, cho phép dễ dàng mở rộng, hoạt động mạnh mẽ và đáng tin cậy.

Trong cùng một hệ thống cùng lúc có thể sử dụng nhiều loại màng khác nhau. Nhờ vậy mà giữ lại các phân tử lớn hơn trong giai đoạn đầu và phân tử nhỏ hơn trong giai đoạn thứ 2. Phương pháp này giúp giảm chi phí đầu tư, cũng như kéo dài tuổi thọ màng.
Và trong tất cả các loại màng thì thẩm thấu ngược được đánh giá có mức độ xử lý cao nhất trong việc loại bỏ nguyên tố vi lượng cùng với nhiều tạp chất khác để tạo ra nguồn nước sạch, tinh khiết hơn. Đồng thời, việc làm sạch màng bằng hóa chất cũng được chú ý vì làm sạch bề mặt màng giúp giảm tắc nghẽn, ổn định quá trình XLNT.
Trên đây là 2 thiết bị được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các loại nước thải ô nhiễm cần xử lý. Còn nhiều giải pháp XLNT khác sử dụng dễ dàng thiết kế trong các HTXLNT.
Hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn dịch vụ và tư vấn báo giá đầy đủ hơn!