3 bước để doanh nghiệp lập kế hoạch BVMT
Đã kiểm duyệt nội dung
Đối với dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất quy định tại cột 5 Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào nội dung kế hoạch BVMT khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận mà chủ dự án tiến hành các biện pháp xử lý môi trường như đã cam kết trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Bài viết hôm nay sẽ sơ lược về 3 bước quan trọng để doanh nghiệp hoàn thành các nội dung trong kế hoạch bảo vệ môi trường hoàn chỉnh trước khi trình nộp lên cơ quan Nhà nước.
Bước 1: Cần mô tả sơ lược về dự án
Thông tin chung
- Tên dự án, tên chủ dự án, địa chỉ, phương tiện, người đại diện pháp luật.
- Quy mô, công suất, công nghệ, loại hình dự án.
- Vị trí địa lý.
Nguyên, nhiên liệu sử dụng
- Cần liệt kê các nguồn nguyên nhiên liệu chính.
Các hạng mục công trình
- Hạng mục công trình chính: dây chuyền sản xuất sản phẩm, hạng mục đầu tư xây dựng chính.
- Hạng mục công trình phụ trợ: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,…
- Hạng mục công trình xử lý chất thải: thu gom nước mưa thu gom thoát nước thải, xử lý nước thải sinh hoạt/công nghiệp, xử lý bụi, khí thải; công trình lưu giữ, xử lý chất thải, công trình ứng phó với sự cố môi trường đối với chất thải (nước thải, khí thải), ứng phó với sự cố tràn dầu, cháy nổ,…
Lưu ý: Dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ cần thêm thông tin về hiện trạng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công trình thiết bị, hạng mục. Công nghệ được tiếp tục sử dụng, công trình, thiết bị thay đổi, điều chỉnh, bổ sung hoặc các hạng mục công trình hiện hữu liên kết với công trình đầu tư mới.
Xác định hiện trạng khu vực dự án:
- Làm rõ nguồn tiếp nhận nước thải.
- Tổng hợp dữ liệu dự án về chất lượng thành phần môi trường, khả năng chịu tác động trực tiếp như từ không khí, khí thải, nước thải.
- Đánh giá sự phù hợp về địa điểm thực hiện.
- Với dự án đầu tư vào khu công nghiệp cần báo cáo bổ sung tình trạng hoạt động của khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật cũng như đáp ứng tiếp nhận chất thải phát sinh.
Bước 2: Đánh giá tác động đến môi trường của dự án
- Quá trình thực hiện trong giai đoạn triển khai xây dựng và sau khi dự án đi vào vận hành.
- Đánh giá những tác động từ nguồn thải, chủ dự án căn cứ vào thành phần, lưu lượng và tải lượng ô nhiễm để đề xuất việc lựa chọn công nghệ xử lý, thiết bị đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Dự báo những tác động đến môi trường, đề xuất triển khai xây dựng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (nước thải, bụi, khí thải).
- Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ cần dự báo tác động đến môi trường từ cơ sở cũ và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất, thay đổi công nghệ của dự án mới.
- Với dự án có phát sinh khối lượng lớn chất thải phải thiết kế, lắp đặt các thiết bị quan trắc tự động, liên tục.
Bước 3: Tổ chức các biện pháp bảo vệ môi trường
- Xây dựng biện pháp bảo vệ môi trường.
- Xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường cho từng giai đoạn của dự án như giám sát lưu lượng nước thải, khí thải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường với tần suất 6 tháng/lần.
Căn cứ vào những yêu cầu trên mà doanh nghiệp tự tiến hành thực hiện kế hoạch BVMT theo từng bước để cơ quan có thẩm quyền xác nhận hồ sơ. Nếu Quý Khách hàng cần tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ dịch vụ chi tiết nhất.