Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

3 cách kiểm soát ô nhiễm không khí hiệu quả


10516 Lượt xem - Update nội dung: 10-07-2020 11:42

Đã kiểm duyệt nội dung

Có ba cách tiếp cận có thể được sử dụng trong kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý khí thải đó là: Tăng cường mức độ phát tán, giảm thiểu tại nguồn và xử lý cuối nguồn.

Tăng cường mức độ phát tán không khí

Đây là cách tiếp cận có lịch sử lâu đời và dễ thực hiện nhất trong các biện pháp kiểm soát ô  nhiễm không khí. Triết lý của cách tiếp cận này là “Pha loãng là giải pháp để hạn chế ô nhiễm” (“Dilution is the solution to pollution). Mục đích của nó là bảo vệ các đối tượng như khu dân cư, công trình, hoa màu vv…ở khu vực gần nguồn phát thải.

Kiểm soát không khí ô nhiễm

Với cách tiếp cận này, chúng ta không làm giảm được tổng lượng chất thải đi vào môi trường mà chỉ “pha loãng” chúng, nhờ đó giảm được nồng độ mà đối tượng bị phơi nhiễm trực tiếp. Phương pháp này có thể thực hiện bằng những cách sau:

  • Sử dụng các ống khói cao
  • Phát thải gián đoạn
  • Quy hoạch vị trí đặt nhà máy

Giảm thiểu ô nhiễm không khí tại nguồn phát sinh

Đây là cách tiếp cận cần được tính đến đầu tiên khi thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí. Mục đích của cách tiếp cận này là hạn chế việc phát sinh chất ô nhiễm tại nguồn đến mức thấp nhất có thể. Việc giảm thiểu phát thải tại nguồn có thể được thực hiện bằng các giải pháp như sau:

  • Xử lý khí thải từ các nhiên/nguyên liệu đầu vào;
  • Thay thế nhiên/nguyên liệu đầu vào
  • Tăng cường hiệu suất sử dụng nhiên/nguyên liệu, năng lượng đầu vào
  • Tuần hoàn tái sử dụng nguyên vật liệu;
  • Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

Kiểm soát không khí ô nhiễm

Chẳng hạn, có thể giảm thiểu phát thải SO2 bằng việc loại bỏ (xử lý) lượng lưu huỳnh trong than đá. Lưu huỳnh trong than đá có thể nằm ở hai dạng: hữu cơ và vô cơ. Lưu huỳnh vô cơ thường tồn tại dưới dạng các hạt pyrit sắt (FeS2). Phần trăm của pyrit sắt trong than có thể thay đổi tùy loại than, vị trí mỏ, song thường là khoảng 40% của tổng lượng S.

Các hạt pyrit sắt này có thể bị loại bỏ bằng phương pháp tuyển trọng lực. Với phương pháp này, có thể loại bỏ được được khoảng 1/3 tổng lượng lưu huỳnh trong than, tức là có thể giảm được khoảng 1/3 mức phát thải SO2 ngay tại nguồn.

Xử lý cuối nguồn

Sau khi sử dụng các biện pháp trên, nếu mục tiêu kiểm soát ô nhiễm không khí vẫn chưa thể đạt được thì cần phải thực hiện việc xử lý cuối nguồn. Các kỹ thuật xử lý cuối nguồn có thể được tóm tắt, phân loại theo:

Phân loại các kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí

Phân loại các kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí

Với cách tiếp cận tập trung vào “Các nguồn thải chính, các chất ô nhiễm chính” (Main sources, main pollutants), chương này sẽ trình bày chi tiết các biện pháp xử lý môi trường cuối nguồn cho bụi, SO2 và NOx.

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(15:55 06-11-2023)
Dịch vụ tư vấn thực hiện hồ sơ đăng ký môi trường theo luật bảo vệ môi trường hiện hành cho các doanh nghiệp ...
(14:17 30-10-2023)
Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...
(10:37 26-09-2023)
Theo Luật mới có hiệu lực từ năm 2023 thì cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hồ sơ về môi trường ...
(09:07 10-08-2023)
Cần đến đơn vị lập giấy phép môi trường trọn gói cho doanh nghiệp để được tư vấn thông tin nhanh chóng, kịp ...
(16:42 14-06-2023)
Dịch vụ tư vấn lập ĐTM dự án, viết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án cho doanh nghiệp hoạt động ở ...
(15:16 22-05-2023)
Dịch vụ sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải uy tín chuyên nghiệp bao gồm kiểm tra và thay thế ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768