3 công nghệ phổ biến trong XLNT chăn nuôi
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay sự phát triển nhanh của ngành chăn nuôi đã kéo theo nhiều hệ lụy đối với môi trường, đặc biệt nước thải chưa được xử lý dứt điểm. Vì thế đòi hỏi các địa phương cần có kế hoạch xử lý khác nhau để giảm thiểu những tác động từ chất thải ô nhiễm. Dưới đây là 3 công nghệ xlnt rất được ưa chuộng được nhiều địa phương áp dụng sau khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.
Ứng dụng công nghệ Wetland để xử lý nước thải chăn nuôi
Đây là mô hình xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas theo công nghệ Wetland mang lại hiệu quả cao đối với người chăn nuôi. Ngoài sử dụng phương pháp sinh học và cơ học, công nghệ này nổi trội với đặc tính không sử dụng hóa chất. Bởi lẽ nhờ trồng thành công các loài thủy sinh như cỏ voi, cỏ vetiver,… có khả năng hấp thụ chất ô nhiễm như chất hữu cư, amoni, kim loại nặng, As, Fe mà nguồn nước được làm sạch hoàn toàn.
Các loài thủy sinh tiến hành hấp thụ hết chất khó phân giải như nguồn thức ăn để hình thành sinh khối mới. Thông qua đó chất ô nhiễm bị loại bỏ ra khỏi nguồn nước trong suốt quá trình phát triển. Kể từ khi áp dụng rộng rãi các bể xử lý nước thải sau biogas đã giảm mùi hôi cho chuồng trại đáng kể. Lần lượt nước thải chảy qua các bể và các ngăn lọc.
Phần nước sau xử lý sẽ được tận dụng làm nước tưới cho các vườn cây hoặc định kỳ chảy xuống ao nuôi cá. Đã có rất nhiều hộ nông dân kết hợp chăn nuôi với trồng cây ăn quả. Nhờ tận dụng nguồn nước này mà cây trồng, rau củ quả ngày càng tươi tốt mà không cần mất tiền mua phân hóa học. Mỗi năm cũng tiết kiệm khoản chi phí đáng kể.
Theo nhận xét nhiều chuyên gia, công nghệ Wetland được đánh giá là công nghệ xử lý nước thải mới nhất, hiện đại nhất và được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Ngoài ra Wetland còn là giải pháp xử lý nước cấp rất hiệu quả mà không cần dùng bất kỳ loại hóa chất nào, là công nghệ thân thiện với môi tường và phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay.
Ứng dụng công nghệ lọc sinh học sục khí luân phiên
Nước thải sau chăn nuôi, nhất là sau biogas từ các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia. Ngoài mô hình biogas tiền xử lý, người ta còn áp dụng thêm phương pháp lọc sinh học sục khí luân phiên để xử lý nước thải sau biogas.
Được cải tiến từ phương pháp lọc sinh học hiếu khí thông thường, sục khí luân phiên thực hiện theo từng chu trình sục khí – ngừng sục khí luân phiên. Với giải pháp này giúp loại bỏ hết cặn bã, bùn sinh học dư thừa trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ này có thiết bị gọn nhẹ, tiết kiệm năng lượng, vận hành đơn giản, chi phí xử thấp lại vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và đem lại hiệu quả cao. Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi này rất dễ kiểm soát vì nó hoạt động hoàn toàn tự động. Cần ứng dụng thêm mô hình này trong các trang trại chăn nuôi để xlnt.
Ứng dụng đệm lót sinh học để xử lý nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi gây ra nhiều hệ lụy cho môi trường đòi hỏi phải có biện pháp xử lý có nhiều kỹ thuật khác nhau nhằm giảm thiểu những tác động xấu. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng bắt đầu sử dụng đệm lót sinh học có quá trình lên men với vật liệu có hàm lượng xenluloza cao giúp hệ VSV hoạt động hiệu quả khi phân hủy chất hữu cơ.
Đây cũng là phương pháp xử lý không gây ô nhiễm môi trường, phần nước thải sẽ được xử lý tại hầm biogas luôn đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ, thông thoáng. Trước kia, chăn nuôi phân bổ theo hướng hộ gia đình nên hầu như chưa chú trọng đến công tác vệ sinh môi trường, hàm lượng nước thải lớn cộng thêm hầm xlnt chưa đảm bảo gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện nay nhờ áp dụng đệm lót sinh học mà hoạt động chăn nuôi luôn đảm bảo chất lượng, an toàn và giảm tối đa mùi hôi phát tán ra ngoài.
Nếu bạn là những chủ hộ trang trại có kế hoạch tổ chức chăn nuôi với quy mô lớn thì trước mắt cần thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhằm tránh sự kiểm tra và xử phạt từ các cơ quan môi trường. Liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938.857.768 ngay khi bạn có nhu cầu nhé!