Top 3 hệ thống xlnt tự nhiên hiệu quả
Đã kiểm duyệt nội dung
HTXLNT ở nhiều nước đang phát triển gặp phải một số thách thức như nguồn năng lượng đầu vào thấp (do khủng hoảng năng lượng toàn cầu) và chi phí vận hành rất cao. Những nguyên nhân này đã thúc đẩy việc sử dụng nguyên tắc kỹ thuật XLNT sinh thái để làm sạch chất thải. Những hệ thống tiêu biểu nhất như đất ngập nước, rừng ngập mặt, xử lý đất hoặc hệ thống thực vật thủy sinh.
Vì tình hình kinh tế của nhiều quốc gia không cho phép buộc họ phải ứng dụng hệ thống xử lý tự nhiên chi phí thấp để xử lý nước thải sinh hoạt gia đình và công nghiệp. Giải pháp này đòi hỏi nguồn năng lượng đầu vào rất nhỏ, tạo ra lượng bùn dư thấp và thiết bị xử lý đơn giản hơn.
Hệ thống XLNT bằng thực vật
- Đây là sự kết hợp giữa hệ thống đất ngập nước, bể phản ứng kỵ khí và thực vật có chức năng thực hiện các vai trò quan trọng như thủy phân, khoáng hóa, nitrat hóa và khử nito.
- Những loại thực vật sử dụng phải có đặc trưng như sinh khối cao, tốc độ tăng trưởng nhanh và tích lũy kim loại nặng. Phương pháp này được dùng để loại bỏ chất rắn, nito, photpho, kim loại cùng nhiều chất hữu cơ, coliform, nước thải thành phố và dòng chảy nông nghiệp.
- Thực vật cũng có thể loại bỏ nhiều hợp chất hữu cơ như phenol, hydrocacbon, dung môi với cơ chế như hấp thụ trực tiếp, tích tụ và chuyển hóa chất ô nhiễm; thoát hơi nước; giải phóng các chất và sự hiện diện VSV để tăng cường quá trình khoáng hóa chất ô nhiễm trong rễ.
- Thực vật và VSV có mối quan hệ mật thiết nhưng có thể cạnh tranh về mặt chất dinh dưỡng. Những VSV có thể thay đổi việc trao đổi chất của thực vật khi tiếp xúc với kim loại nặng.
Hệ thống đất ngập nước
- Thường ứng dụng để xử lý nước thải bệnh viện, nước thải rỉ rác, công nghiệp, thoát nước mỏ axit.
- Hệ thống đất ngập nước tự nhiên chủ yếu dựa vào năng lượng tái tạo, yêu cầu chi phí xây dựng và vận hành thấp do đó bền vững, tiết kiệm hơn về mặt năng lượng.
- Đối với hệ thống đất ngập nước tự do, rễ của các loài thực vật bám vào trầm tích. Còn đất ngập nước dưới bề mặt thì thực vật bám rễ ở tầng vật liệu như sỏi, đá.
- Để loại bỏ chất rắn lơ lửng, quá trình cacbon và nitrat hóa dòng chảy thẳng đứng hiệu quả hơn vì xảy ra điều kiện hiếu khí và khử nito.
- Công nghệ này với sự hỗ trợ của nhiều loài thực vật có khả năng loại bỏ nhiều chất gây ô nhiễm được coi là giải pháp xanh. Chúng có thể xử lý nước thải phóng xạ, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, hydrocacbon hoặc VOCs.
- Đất ngập nước có thể ứng dụng các công nghệ như đông tụ, hấp thụ, hấp phụ để hình thành hợp chất rắn, trao đổi ion và xử lý qua VSV (quá trình oxy hóa) mà khử được nhiều thành phần độc hại.
Hệ thống của rừng ngập mặn
- Vai trò của rừng nhập mặn có thể thích nghi với nhiều môi trường, đáp ứng nhu cầu lớn về chất dinh dưỡng vì tốc độ tăng trưởng nhanh, trao đổi chất và năng suất lớn. Điều này giúp nó trở thành giải pháp xử lý nước thải tối ưu.
- Rừng ngập mặn có thể xử lý nước thải đô thị nhiễm mặn trong việc giảm COD, chất rắn, nito.
- Thực vật rừng ngập mặn có thể thay đổi môi trường của chúng bằng cách bài tiết enzym ngoại sinh và ảnh hưởng đến sự đa dạng các loài VSV bằng cách giải phóng oxy.
- Rừng ngập mặn cũng được ứng dụng rộng rãi để xử lý nước thải thủy sản, nhất là ao nuôi tôm. Khi đó, VSV sẽ giảm nồng độ các hợp chất như amoni, nitrit, nitrat để ổn định chất lượng nước và ngăn chặn việc tích lũy khí độc trong ao nuôi. Đồng thời, vi khuẩn kỵ khí cố định nito trong rừng ngập mặn thuận lợi hơn.
Để có thể tìm kiếm và hiểu rõ từng công nghệ xử lý đòi hỏi bạn cần đơn vị tư vấn môi trường hiểu rõ đặc trưng, vai trò, chức năng và khả năng ứng dụng, tính hiệu quả từng giải pháp khác nhau như thế nào. Chính vì thế, nếu như bạn cần hỗ trợ tìm hiểu thêm về các hệ thống XLNT tự nhiên hay công nghệ hiện đại thì hãy liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin cần tư vấn tại website.