3 kinh nghiệm xử lý rác thải ở châu Á
Đã kiểm duyệt nội dung
Mỗi nơi, mỗi quốc gia đều có cách xử lý rác khác nhau. Dưới đây là một số kinh nghiệm xử lý rác thải ở châu Á của một số quốc gia hàng đầu, nổi tiếng về sạch sẽ. Mời bạn cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Cách mà người Singapore “đối đầu” với rác thải như thế nào?
Hậu Covid – 19, rác thải ở Singapore tăng lên chóng mặt. Trung bình, đất nước này phát thải 60.000 tấn rác điện tử với sự hiện diện chất độc hại như chì, cadium và kim loại nặng khác ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người và môi trường. Việc tái chế chất thải được Singapore thực hiện bằng các nhà máy đốt, biến rác thải thành năng lượng. Hiện quốc gia này có 4 nhà máy đốt rác điện từ có quy mô lớn. Vì thế, xử lý khí thải ở các nhà máy này là một bài toán khó giải tại quốc gia này.
Thế nhưng Chính phủ nước này đã áp dụng nhiều biện pháp chủ động hơn để triển khai các chương trình xử lý rác thông minh để ứng dụng rộng rãi tại trường học, văn phòng và trung tâm thương mại. Sáng kiến nổi bật nhất của họ là Thỏa thuận Đóng gói Singapore và Quan hệ Đối tác sự nghiệp quốc gia về tái chế rác thải điện tử.
Trong đó họ hướng tới việc giảm thiểu và tiết kiệm chi phí xử lý rác thải được nâng cao. Nhờ vậy mà giúp tăng cao nhận thức của người dân trong việc xử lý rác thải điện tử một cách an toàn. Tăng cường ý thức giữ gìn đất nước xanh và sạch hơn với nguyên tắc 3R: giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế.
Do đó, người Singapore luôn tự nguyện trong việc phân loại rác thải sinh hoạt thành rác tái chế và đốt được. Cụ thể, các hộ gia đình phân loại rác hàng ngày. Giấy và bìa cứng cho vào một túi riêng, rác tái chế không đốt được (chai, lọ, pin) thì bỏ trong túi riêng. Còn rác đốt được như thực phẩm thì phân ra một túi khác. Việc phân chia này giúp nhân viên vệ sinh thu gom và xử lý đúng cách.
2. Cách người Nhật Bản tránh đại họa rác như thế nào?
Ngoài Singapore, Nhật Bản là quốc gia tiếp theo xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường nhờ hệ thống xử lý rác hiệu quả. Vai trò của người dân rất lớn, họ trực tiếp phân loại rác, cảnh báo và nhắc nhở mọi người thu gom đúng nơi quy định.
Vậy vì sao Nhật Bản đứng sau Mỹ về rác thải nhựa nhưng vẫn được xem là quốc gia đi đầu trong vấn đề xử lý rác thải? Mặc dù sản lượng rác thải nhựa ở Nhật Bản trong nhiều thập kỷ qua tăng đột biến nhưng nhờ hệ thống quản lý rác có hiệu quả kèm với ý thức xã hội cao giúp hạn chế nhựa phát tán ra ngoài môi trường.
Nhật Bản có diện tích hạn chế nên việc đốt rác tạo điện lại mang đến 2 hướng tác động khác nhau. Thứ nhất giảm được lượng rác thải chôn lấp. Thứ hai, quá trình đốt tạo ra nhiều khí độc hại như dioxin gây ô nhiễm nghiêm trọng. Với những tác động này, họ không ngừng cải tiến công nghệ để giảm khí thải từ quá trình đốt rác. Bên cạnh đó họ cũng tiến hành ứng dụng và tạo ra nhiều công nghệ xử lý khí thải lò đốt tiên tiến hơn.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi “Tỉ mẩn như người Nhật”. Nhận thức của họ gắn liền với triết lý “không lãng phí bất kỳ điều gì” bắt nguồn từ biển báo chi tiết bên đường đầy màu sắc và dày đặc lịch trình thu gom rác hàng tuần.
Rác ở đây được thu gom hai lần/tuần, không đốt 2 lần/tháng và các vật liệu tái chế như PET, thủy tinh, báo, bìa cứng phải được thu gom hàng tuần. Theo đó, rác thải nhựa được thu gom và tự mang tới nhà để đồ tái chế rác. Còn thủy tinh thì phân loại theo nhóm màu như màu trong, màu nâu và màu xanh.
3. Biến rác thành “vàng” ở Indonesia
Từ một quốc gia ô nhiễm nhất trên thế giới, Indonesia đã vươn lên trở thành khu vực có hoạt động phân loại rác tại nguồn mà các nước Đông Nam Á khác cũng phải học hỏi. Kể từ năm 2016, việc phân loại rác được nhiều hộ gia đình thực hiện nghiêm túc với nguyên tắc 3R bỏ rác đúng nơi quy định. Với những thay đổi tích cực này mà người ta không còn thấy hình ảnh những xe chở rác bốc mùi hôi thối chạy “băng băng” trên đường.
Và mới đây, nhiều bang ở Indonesia nảy ra sáng kiến ngân hàng rác để người dân đổi rác thành vàng. Cụ thể với 70 kg vỏ lon nhôm thì người dân sẽ nhận được 1g vàng. Ngoài lon nhôm, vỏ, bìa cứng, đồ nhựa hoặc sản phẩm tái chế cũng có thể đổi lấy vàng. Còn phần rác mà ngân hàng này lấy được sẽ làm sạch và bán cho đơn vị khác để đem đi tái chế.
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong các dự án bảo vệ môi trường!