3 kỹ thuật phổ biến để xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Kỹ thuật xử lý nước thải tối ưu phải được đánh giá dựa trên hiệu suất, tính ứng dụng, tính ổn định và bền vững của từng công nghệ XLNT được lựa chọn. Vậy có những kỹ thuật XLNT nào được đánh giá vượt trội nhất hiện nay? Hiệu quả và tính năng ứng dụng từng kỹ thuật như thế nào? Để giúp bạn hiểu rõ hơn, hãy cùng Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất tìm hiểu ngay 3 kỹ thuật xử lý nước thải được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay.
Công nghệ xử lý hóa học
Từ lâu, việc sử dụng hóa chất trong quy trình xử lý thường liên quan đến phản ứng hóa học diễn ra sau khi hóa chất tiếp xúc trực tiếp với nước thải. Hợp Nhất đã từng triển khai thực hiện hàng loạt dự án XLNT liên quan đến việc sử dụng hóa chất trong việc làm sạch nguồn thải. Sau khi đánh giá, xem xét tổng quan, chúng tôi đã sử dụng nhiều công nghệ xử lý hóa học, trong đó phải kể đến:
- Xử lý bằng hệ thống keo tụ - tạo bông – kết tủa: là 3 quy trình được ứng dụng rộng rãi trong XLNT có nồng độ ô nhiễm cao. Nhờ vậy mà quá trình xử lý loại bỏ tốt chất rắn lơ lửng, hóa chất, kim loại nặng, tạp chất,…
- Xử lý bằng quy trình oxy hóa nâng cao: tập hợp nhiều cách xử lý trong đó nổi bật nhất sử dụng ozone, H2O2,… trong việc khử hiệu quả nhiều thành phần khó xử lý như thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu,…
Công nghệ xử lý sinh học
Đáp ứng tiêu chuẩn xả thải rất quan trọng, nên nhiều hệ thống xử lý sinh học phải đáp ứng mục tiêu về chất lượng nước. Chẳng hạn, hệ thống bùn hoạt tính thường có chi phí đầu tư tương đối thấp, cùng khả năng làm sạch nước thải nhưng nhược điểm lớn nhất phải kể đến đòi hỏi diện tích lớn, tạo ra bùn thải cao hơn. Vì thế cần nắm rõ tiêu chuẩn xử lý, lưu lượng nguồn thải, thành phần chất ô nhiễm sẽ hỗ trợ tối đa việc lựa chọn công nghệ xử lý tối ưu nhất.
Phân loại hệ thống xử lý sinh học:
- Hệ thống hiếu khí: bao gồm các công nghệ nổi bật như MBR, MBBR, SBR, quy trình bùn hoạt tính,… Các giai đoạn hiếu khí chỉ hoạt động khi nước thải được “cấp” đủ nguồn oxy cần thiết. Tuy nhiên nhiều công nghệ màng như MBR lại có chi phí vận hành cao, thường yêu cầu phải bảo trì và thay thế định kỳ
- Hệ thống kỵ khí: thường sử dụng hệ thống UASB hoặc bể kỵ khí thông thường. Các hệ thống này thường rất nhạy cảm với những thay đổi về nhiệt độ, nồng độ BOD trong việc duy trì quần thể VSV. Mặc dù chi phí đầu tư hệ thống kỵ khí thường cao hơn quy trình hiếu khí những chi phí hóa chất, năng lượng trong quá trình vận hành thấp hơn
Kỹ thuật XLNT bằng công nghệ màng lọc
Đối với doanh nghiệp thì hồ sơ môi trường sẽ giúp chủ đầu tư cân nhắc để lựa chọn phương án xử lý môi trường. Đây cũng là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy thuộc loại hình, quy mô, công suất cũng như nguồn thải phát sinh mà thực hiện loại HSMT tương đương như báo cáo ĐTM, giấy phép môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường,…
Trong nhiều năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ màng lọc và bước đầu mang lại nhiều lợi ích tối ưu nhất trong lĩnh vực xử lý nước thải.
- Vì nước thải có mức độ và thành phần tính chất phức tạp khác nhau nên nhiều công nghệ màng lọc trở nên cải tiến, hiệu quả hơn trong việc xử lý cũng như đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật xử lý
- Dễ dàng kết hợp cùng nhiều quy trình xử lý khác và ứng dụng nhiều trong các công trình xử lý nước thải
- Kỹ thuật công nghệ màng lọc được chia thành màng hữu cơ và màng vô cơ. Màng hữu cơ chủ yếu được làm từ polyme hữu cơ tổng hợp và thực hiện quá trình phân tách tổng hợp (vi lọc, siêu lọc, thẩm thấu ngược). Màng vô cơ làm từ gốm sứ, kim loại nặng, zeolite với đặc tính ổn định về mặt hóa học và ứng dụng rộng rãi như màng siêu lọc, vi lọc,…
- Việc vận hành màng thường dựa vào áp suất như RO, UF, NF, MF nên thường ứng dụng rộng rãi trong XLNT. Sự khác biệt của chúng chủ yếu liên quan đến áp suất, kích thước lỗ màng và tính năng từng loại
- Các công nghệ màng lần đầu tiên được ứng dụng trong việc xử lý nước uống và khử mặn nước. Nhưng vì nhu cầu nước tăng cao, kèm với khoa học ngày càng phát triển mà người ta cải tiến, nâng cấp chức năng những màng này thành nhiều công nghệ mới vượt trội hơn trong việc tạo ra nguồn nước sau xử lý đảm bảo chất lượng.
- Các ứng dụng công nghệ màng lọc như xử lý nước thải rỉ rác, nước thải đô thị, dệt may, nhà máy giấy, lò giết mổ,… với khả năng khử đồng thời nhiều chất ô nhiễm.
Mỗi công nghệ XLNT sẽ mang lại những ưu/nhược điểm khác nhau. Do đó, việc lựa chọn công nghệ cần phải được đánh giá, xem xét dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Bạn cũng có thể kết hợp cùng lúc nhiều giải pháp với nhau nhưng điều quan trọng phải phù hợp với nhu cầu của mình. Vì thế, nếu bạn cần tư vấn thêm nhiều gải pháp XLNT tối ưu hơn hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.