3 lưu ý khi xử lý nước thải nhà máy giấy
Đã kiểm duyệt nội dung
Cũng giống như các ngành công nghiệp khác, ngành sản xuất giấy cũng sử dụng nước trong các quy trình sản xuất vì thế mà nước đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, ngành này tạo ra khối lượng nước thải lớn với nồng độ chất rắn, chất hữu cơ, vô cơ cao. Và xử lý nước thải nhà máy giấy tạo ra thách thức không hề nhỏ.
1. Lưu ý khi xử lý nước thải nhà máy giấy
Trong đó, xử lý sơ cấp có liên quan đến việc khử chất rắn, chất hữu cơ, BOD, COD hoặc tổng cacbon hữu cơ (TOC). Giai đoạn xử lý chính loại bỏ màu sắc, chất rắn và chất dạng hạt. Còn xử lý sinh học thứ cấp giúp loại bỏ chất hữu cơ dễ phân hủy, giảm độc tính cho nước thải để đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định. Để xác định công nghệ xử lý phù hợp cần xác định khối lượng và nồng độ tải lượng chất thải đầu vào. Dưới đây là 3 cách kiểm soát quá trình xử lý sinh học nước thải nhà máy giấy!
1.1. Kiểm soát bọt chìm trong nước thải
Bọt chìm là khái niệm khá mới nhưng nó có tác hại đáng kể. Bọt chìm có thể làm chập động cơ điện hoặc các thiết bị điện khác. Bọt còn gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm không khí. Để giảm lượng bọt này, người ta thường dùng thêm chất chống tạo bọt. Hệ thống kiểm soát pH rất quan trọng trong xử lý nước thải giấy và bột giấy. Các hệ thống xử lý nước thải thường trang bị hoặc thêm xút vào trước khi xử lý sinh học. Thường thì những hóa chất này được thêm vào các bể lắng sơ cấp.
Các ngành công nghiệp sản xuất giấy chủ yếu dùng xenlulo. Và xenluloza phải được xử lý như làm sạch, pha trộn, tinh chế, sàng lọc, tẩy trắng, hoặc làm khô. Và những quá trình này tạo ra nguồn nước thải đáng kể.
Khả năng lắng của chất rắn tại bể lắng cuối cùng bị ảnh hưởng nhiều bởi nhà máy bột giấy chứa hóa chất tách từ nghiền bột gỗ. Những hóa chất này ảnh hưởng đến việc kiểm soát quá trình xử lý nước thải sinh học và yêu cầu tạo ra chất kết dính như keo tụ - tạo bông để tăng tốc độ lắng của bể lắng thứ cấp.
Cần lưu ý đến việc kiểm soát bọt trong quá trình xử lý. Vì nước thải bột giấy thường chứa nhiều sủi bọt phát sinh trong xà phòng gỗ không được thu gom và xử lý hoàn toàn trong quá trình thu hồi. Hầu như các chất tạo bọt được oxy hóa trong giai đoạn xử lý sinh học. Nhưng quá trình này không được kiểm soát rất dễ gây ra nhiều vấn đề như cản trở việc khử bọt, khử chất rắn hoặc làm mất đi hoạt tính của vi sinh vật trong hệ thống.
1.2. Kiểm soát màu sắc và độ đục
Màu nước thải và độ đục vốn dĩ là kết quả từ hóa chất chiết xuất từ gỗ. Vì thế mà nhìn chung, nước thải này chứa màu nâu vàng, màu nước này chỉ thay đổi khi chúng ta có sự điều chỉnh nồng độ pH cũng như quy trình sản xuất khác. Một số nhà máy sử dụng thuốc nhuộm hoặc bột màu để tạo màu cho sợi, giấy lụa, giấy xây dựng cùng nhiều sản phẩm khác.
Nước thải nếu chứa nồng độ lớn chất này rất dễ gây ra nhiều vấn đề hoặc cản trở quy trình xử lý đạt chuẩn. Thông thường để tăng hiệu quả loại bỏ màu, người ta thường xử lý sơ cấp để giảm thiểu hoặc khử màu hoàn toàn trong nguồn thải.
Mùi nước thải phát sinh từ các bể xử lý nước thải phản ánh thực trạng hóa chất sử dụng. Trong nhiều trường hợp, mùi này có liên quan đế lượng khí lưu giữ trong nước thải tại HTXLNT. Phần nước này đến nhà máy xlnt sẽ được sục khí, các bọt khí này đồng thời sẽ được loại bỏ khỏi nước thải. Mức độ hiện diện từ các khí trong nước thải phụ thuộc nhiều đến việc kiểm soát từ quy trình nghiền bột và khả năng tách khí ra khỏi nước trước khi thải ra ngoài.
1.3. Kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra
Chất lượng nước thải được xử lý tuân theo quy trình có liên quan đến việc kiểm soát chất dinh dưỡng, bọt và nồng độ pH bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sợi, dòng chảy, chất rắn lắng, màu và mùi. Đặc biệt, việc kiểm soát chất dinh dưỡng rất quan trọng để xử lý nước thải nhà máy giấy.
Nước thải này thường thiếu nito và không có đủ hàm lượng photpho để hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn. Vì thế hệ thống xử lý nước thải cần thường được bổ sung thêm chất dinh dưỡng trong bể xử lý sinh học để hỗ trợ VSV phân giải hết chất hữu cơ và vô cơ.
3. Chuyên xử lý nước thải nhà máy giấy
Công ty môi trường Hợp Nhất luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp trong dự án xử lý nước thải nhà máy giấy, nhà máy mực in, dệt nhuộm và các lĩnh vực khác.
Cam kết của Hợp Nhất:
- Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn;
- Chất lượng nước sau khi xử lý đạt quy chuẩn xả thải;
- Chi phí trọn gói, không phát sinh;
- Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật miễn phí.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải nhà máy giấy hoặc nước thải các lĩnh vực khác, vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938.857.768 để được Hợp Nhất tư vấn cụ thể hơn!