Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ làm giấy phép môi trường

3 mô hình đổi rác thải nhựa trong cộng đồng


1574 Lượt xem - Update nội dung: 29-09-2020 09:31

Đã kiểm duyệt nội dung

Bên cạnh những phương án xử lý môi trường, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam cũng chung tay giảm rác thải nhựa ra ngoài môi trường với những mô hình hoàn toàn thân thiện và hữu ích cho môi trường và xã hội. Dưới đây là 3 mô hình đổi rác thải nhựa nổi bật trong thời gian gần đây!

Đổi rác thải nhựa - kết nối Internet để học trực tuyến

Để tránh ảnh hưởng dịch Covid-19 lan rộng sang cộng đồng. Indonesia buộc trường học đóng cửa và học sinh phải học trực tuyến. Vì không phải gia đình nào cũng có khả năng học trực tuyến nên chính quyền địa phương hỗ trợ lắp đặt nhiều trạm phát sóng wifi di động. Điều này giải quyết được phần nào thách thức và trở ngại đối với nhiều hộ gia đình nghèo hoặc nằm ở khu vực hẻo lánh, xa xôi.

Do đó mà nhóm tình nguyện viên ở Indonesia giúp các em học sinh đổi rác thải nhựa để lấy dung lượng Wi-fi. Với 1 kg rác nhựa các em sẽ đổi được 3 tiếng sử dụng internet.

Với hoạt động thiết thực nay, nhiều khu vực sẽ có được lợi ích kép từ việc đổi rác thải nhựa vừa bảo vệ môi trường vừa giúp các em học sinh nghèo nâng cao chất lượng học tập. Chưa hết, nhiều nhóm tình nguyện viên còn mang xe phát sóng internet để kết nối, thậm chí tặng cả laptop và smartphone.

Còn ở phía Nam thủ đô Jakarta, trạm phát sóng wifi di động còn hỗ trợ các em ở làng Bogor có cơ hội học trực tuyến. Song song, họ còn hỗ trợ thêm máy tính xách tay và điện thoại di động cho các em học từ xa.

Độc đáo siêu thị đổi rác thải nhựa lấy quà tặng

Các siêu thị ở quận Thanh khê, Đà nẵng sẽ đổi chai nhựa, viên pin cũ hay giấy vụ lấy nhu yếu phẩm cho người dân. Hoạt động này diễn ra đều đặn 3 giờ chiều thứ 7 hàng tuần. 1 phiếu quà tặng người dân sẽ phải “Trả” 50 chai lọ nhựa, 20 viên pin cũ hoặc 5 kg giấy vụn. Được biết phiếu quà tặng này được mua từ nguồn kinh phí xã hội và bán phế liệu.

Có người dân góp nhặt được 10 kg giấy vụn và 50 chai nhựa thì cứ 2 ngày/lần để mang đến nhà sinh hoạt đổi lấy quà tặng. Nhờ mô hình này mà người dân xây dựng được nếp sống phân loại rác vừa xử lý rác thải nhựa, CTNH vừa đổi rác lấy nhu yếu phẩm cần thiết khác.

3 mô hình đổi rác thải nhựa trong cộng đồng

Ở siêu thị, đổi rác thải nhựa, người dân sẽ nhận được 1 phiếu mua xi dầu, nước mắm, nước rửa chén, tương ớt, nước ngọt; 2 phiếu thì mua được đường, gạo nếp, thạch rau câu, dầu ăn, trứng gà. Ở đây, người ta còn vận động nhiều người dân cùng tham gia đổi rác thải nhựa.

Hầu hết, chai nhựa và rác thải xuất hiện nhiều khi có sự kiện hoặc trường học tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chủ đề BVMT. Thầy cô giáo có thể tận dụng chai nhựa và giấy vụn để nhận quà. Nếu hoạt động này lặp đi lặp lại sẽ giúp các em nâng cao ý thức về phân loại rác tại nguồn.

Chỉ sau 2 tuần thực hiện, hoạt động này thu về hơn 1.500 chai nhựa, 1.300 vỏ lon, 200 viên pin và 200 kg giấy các loại. Chính quyền quận Thanh Khê cho biết, số lượng giấy vụn, chai nhựa, vỏ lon sau khi thu gom đem đi bán ở các cửa hàng phế liệu. Phần pin đã sử dụng thì tìm hướng xử lý phù hợp hơn.

Xem thêm về dịch vụ xử lý khí thải tại đây!

Đổi rác thải nhựa để lấy gạo ở TP. HCM

Ở Quận 1, người ta đồng hành cùng người dân vượt qua khó khăn trong mùa dịch Covid-19 bằng cách hạn chế dùng rác thải nhựa và nâng cao ý thức BVMT. Người dân có thể đổi 1 kg rác thải nhựa để lấy 1 kg gạo. Chỉ sau 2 tuần thực hiện chiến dịch này, 1 tấn gạo đã được trao đến người dân và khối lượng rác thải nhựa thu về đem đi tái chế cũng tương đối lớn.

Và hoạt động này kéo dài hết tháng 12/2020, nhận rác thải nhựa cùng nhiều rác thải tái chế như giấy và bìa carton hạn chế tối đa nguồn thải ra ngoài môi trường. Mỗi phường ở quận 1 sẽ có thời gian và địa điểm nhận rác thải và phát gạo cho người dân.

Nguồn lực và kinh phí thực hiện chương trình chủ yếu vận động từ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Ngoài ra phường Bến Thành, Nguyễn Thái Bình còn tặng thêm dầu ăn, muối i-ốt cùng với gạo. Còn phường Phạm Ngũ Lão tặng thêm gạo và chậu cây xanh để góp phần phát triển thêm mảng xanh cho trên địa bàn.

Chương trình lần này không chỉ giới hạn quanh khu vực quận 1 mà người dân các quận khác cũng có thể tham gia vì mục tiêu BVMT vừa giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Ngoài ra để hạn chế ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất thì hồ sơ môi trường cũng là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp phải lập trước khi dự án đi vào hoạt động!

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:23 30-11-2023)
Khi nhà máy bia của bạn hoạt động ở quy mô lớn nhưng lại chưa thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng ...
(09:45 29-11-2023)
Có nhiều cách nuôi cấy vi sinh khác nhau, mỗi đơn vị vận hành sẽ linh hoạt áp dụng để phù hợp nhất với mỗi loại ...
(09:46 27-11-2023)
Bùn vi sinh nổi tại bể lắng là một trong những sự cố thường gặp trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước ...
(10:16 24-11-2023)
Tảo nở hoa là hiện tượng tăng đột biến số lượng tảo trong hệ thống thủy sinh với số lượng tế bào vượt mức ...
(08:48 15-11-2023)
Hợp Nhất - Công ty môi trường chuyên cung cấp các loại hóa chất, vi sinh xử lý nước thải: NaoH, Polyme, PAC, Phèn nhôm, ...
(08:32 14-11-2023)
Chậm nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường bị xử phạt như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768