3 nguyên tắc chọn công nghệ xử lý khí thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn, thiết kế, lắp đặt và thi công hệ thống xử lý khí thải chuyên nghiệp và uy tín nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp giải pháp môi trường, hôm nay chúng tôi xin đưa ra 3 nguyên tắc quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn công nghệ XLKT phù hợp nhất.
Dựa vào đặc trưng của nguồn thải
Xử lý khí thải công nghiệp hay giao thông đa phần có nồng độ, thành phần ô nhiễm rất phức tạp. Nguồn thải càng đa dạng thì môi trường càng bị ô nhiễm. Nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục để theo dõi và đo đạc các chỉ tiêu như bụi, SOX, COx, NOX, H2S, HNO3 hoặc nhiều ion kim loại khác.
Đối với các ngành công nghiệp nặng như xử lý khí thải xi măng, hóa chất, cơ khí, xi mạ,… thường rất khó kiểm soát việc loại bỏ hết các thành phần độc hại. Đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ thì nguồn thải đơn giản hơn. Mặc dù mức độ phát thải thấp nhưng nếu không được xử lý rất dễ gây ô nhiễm môi trường.
Với nguồn thải chứa nhiều bụi thì người ta thường dùng thiết bị xử lý như cyclon, venturi, tháp xử lý kiểu ướt. Với nguồn thải chứa nhiều khí SOx, COx thì giải pháp xúc tác quang, tháp hấp thụ, hấp phụ bằng nước, dung dịch hoặc bằng vật liệu hấp phụ chuyên dụng như than hoạt tính. Còn với khí H2S thì phương án tốt nhất là hấp thụ bằng Na2CO3, K3PO4, amoni cacbonat, NaOH, amoniac và hấp phụ nhờ Fe2O3, than hoạt tính.
Xem thêm cách xử lý khí thải lò đốt!
Dựa vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp
Đối với khí thải công nghiệp thì thường chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn
- Hầu hết đều là các tập đoàn đầu tư trong và ngoài nước hoạt động đa lĩnh vực với quy mô sản xuất lớn. Một số doanh nghiệp điển hình như tập đoàn dầu khí, điện lực, khai thác than – khoáng sản, điện tử,…
- Theo đuổi xu hướng mới, nhiều tập đoàn mạnh dạn đầu tư và thay đổi phương thức sản xuất, dây chuyền và tập trung giải quyết các vấn đề môi trường.
- Phát triển kinh tế tuần hoàn, ưu tiên công nghệ thân thiện với môi trường, thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng nguồn năng lượng sạch hơn. Do đó, khí thải từ các ngành này thường khá ít hoặc không làm ô nhiễm môi trường.
Nhóm doanh nghiệp có quy mô trung bình
- Những doanh nghiệp này thường tập trung ở các lĩnh vực như dệt nhuộm, xi măng, hóa chất, cơ khí,… với tần suất phân bổ dày đặc.
- Nhóm ngành có mức phát thải tương đối lớn, về cơ bản, nguồn thải được kiểm soát nhưng chỉ dừng lại ở mức đạt yêu cầu
Nhóm doanh nghiệp có quy mô nhỏ
- Với quá trình hoạt động manh mún, còn phân bổ tại nhiều khu dân cư, đô thị khiến nhiều khu vực trở thành điểm nhạy cảm ô nhiễm môi trường.
- Với điều kiện tài chính còn thấp, các cơ sở sản xuất không đủ khả năng để thiết kế hệ thống XLKT quá lớn, không đủ nguồn lực để vận hành, bảo trì, và sửa chữa hệ thống định kỳ.
Dựa vào nhu cầu tài chính của doanh nghiệp
Như đã phân loại ở trên, chúng ta cũng phần nào hình dung được doanh nghiệp nào có nhu cầu cao và ở đâu có nhu cầu thấp. Với những tập đoàn lớn, họ có thể huy động được nguồn vốn lớn “trang trải” cho việc thiết kế, lắp đặt hệ thống đầy đủ, chi tiết hơn.
Khi có đủ chi phí, doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn công nghệ xử lý hiện đại cùng với thiết bị, máy móc tiên tiến nhất. Khi có điều kiện tài chính lớn, doanh nghiệp cũng có thể nghĩ đến nhiều giải pháp giảm thiểu khí thải như áp dụng kỹ thuật xử lý khí thải mới, sử dụng dây chuyền sản xuất thân thiện với môi trường hơn.
Thế nhưng, với những điều nêu trên lại trở nên “xa vời” với doanh nghiệp có nhu cầu thấp vì họ không đủ chi phí để đầu tư vào những công nghệ cao. Chính vì lý do này, nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp lựa chọn phương thức sản xuất cũ, truyền thống không đáp ứng quy định BVMT của nhà nước. Và thực tế là phần lớn ô nhiễm khí thải công nghiệp bắt nguồn từ những doanh nghiệp có quy mô nhỏ như vậy.
Nếu có bất kỳ nhu cầu nào, Quý KH vui lòng liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được Hợp Nhất hỗ trợ thêm nhiều thông tin chi tiết nhé!