3 quy trình xử lý nước thải mức độ ô nhiễm lớn
Đã kiểm duyệt nội dung
Như những thông tin mà Hợp Nhất đã chia sẻ, nước thải chứa nhiều thành phần ô nhiễm và phải được xử lý thông hệ thống trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, không phải thành phần nào cũng dễ xử lý và có thể loại bỏ mà không ứng dụng quy trình xử lý tiên tiến, hiệu quả hơn so với các phương pháp thông thường.
Vai trò của bộ lọc sinh học
Các thành phần hóa lý của nước như nhiệt độ, pH, cacbon hữu cơ hòa tan,… ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của quần thể vi khuẩn. Vì vậy, chất lượng nước và cộng đồng vi khuẩn có mối liên hệ với nhau bằng cách theo dõi các thông số chất lượng nước.
Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải, chúng sử dụng chất hữu cơ và vô cơ làm chất nền phát triển, dẫn đến sự ổn định sinh học cũng như giảm mức độ ô nhiễm trong nước.
Lọc sinh học là một trong những phương pháp XLNT lâu đời nhất, được thiết kế để khuyến khích sự phát triển của VSV trên vật liệu cho phép phân hủy sinh học. Quá trình lọc sinh học như cát nhanh, than hoạt tính dạng hạt và lọc cát chậm được phân loại theo vật liệu với chế độ hoạt động tương ứng. Lọc cát và lọc GAC trở thành phương pháp xử lý thông thường. Hiệu suất lọc sinh học phụ thuộc vào sự ổn định của vi khuẩn.
Lọc GAC thường kết hợp cùng ozone tạo thành than hoạt tính sinh học. Ozone oxy hóa các chất hữu cơ tự nhiên tạo thành sản phẩm phụ dễ phân hủy sinh học, trọng lượng phân tử thấp và làm tăng nồng độ oxy hòa tan DO. Tuy nhiên, ozon như chất oxy hóa mạnh có thể khử hoạt vi khuẩn một cách hiệu quả.
Lọc sinh học loại bỏ hiệu quả hợp chất phân hủy sinh học. Các màng sinh học nằm trên vật liệu có thể bong ra hình thành cộng đồng vi khuẩn và tăng quần thể vi khuẩn trong nước thải.
Xử lý đông tụ - keo tụ
Chất đông tụ làm mất ổn định chất rắn dạng keo tách rời nhau, chất keo tụ làm chúng kết tụ và rơi ra khỏi dung dịch. Giải pháp keo tụ - tạo bông bao gồm hóa chất hữu cơ và vô cơ.
Những chất làm đông trung hòa điện tích trên hạt, làm mất ổn định lực giữ chất keo tách rời nhau. Chất đông tụ xử lý nước thải bao gồm các phân tử tích điện dương, trộn đều trong nước hình thành quá trình trung hòa điện tích. Chất đông tụ vô cơ, hữu cơ hoặc kết hợp cả hai trong XLNT để loại bỏ chất rắn lơ lửng.
Chất đông tụ vô cơ cho vào nước chứa hạt huyền phù keo, ion kim loại cation từ chất đông tụ trung hòa lớp mang điện tích âm. Điều tương tự xảy ra với chất đông tụ hữu cơ, ngoại trừ điện tích dương với amin gắn vào phân tử chất đông tụ. Còn chất keo tụ là tập hợp phân tử làm mất ổn định và làm cho chất rắn kết tụ và tách ra khỏi dung dịch.
Chất đông tụ hữu cơ
- Mục đích xử lý làm giảm sự tạo bùn
- Polyamine là chất đông tụ thường xử lý nước thô có độ đục cao (khoảng > 20 NTU)
- Fomaldehyde và tannin không chỉ làm chất đông tụ mà còn tạo bông kết tủa nên chúng dễ hấp thụ vật liệu hữu cơ như dầu mỡ
Chất đông tụ vô cơ
- Tiết kiệm chi phí vừa có khả năng xử lý nhiều loại nước và nước thải
- Thích hợp với nước thô có độ đục thấp (nồng độ TSS)
- Phản ứng với độ kiềm, hydrat để tạo thành kết tủa hydroxyl kim loại (nhôm hoặc sắt)
- Mặc dù hydroxyl có tác dụng làm sạch nước nhưng chúng làm giảm khả năng tách nước của bùn so với kết tủa tạo ra từ chất đông tụ hữu cơ
- Các loại đông tụ vô cơ: phèn chua, nhôm clorua, PACl - ACH, clorua sắt
Tách chất rắn
Nước thải chứa nhiều thành phần cần xử lý như chất rắn lơ lửng, chất hòa tan và hạt keo. Các giải pháp tách chất rắn như:
- Xử lý sinh học khử BOD, COD
- Màng lọc
- Lọc đa phương tiện
- Xử lý hóa học – vật lý khử kim loại, chất dinh dưỡng
- Thiết bị phân tách
- Làm đặc và khử nước bùn
Trong nước thải, hàm lượng chất rắn lớn nên quy trình xử lý loại bỏ càng nhiều càng tốt như các công nghệ lọc, bể lắng hoặc công nghệ tách, và thậm chí xử lý hóa học.
Bước thứ hai liên quan đến các thành phần dòng thải bằng các giải pháp hóa học và sinh học. Phương pháp thường được sử dụng liên quan đến bùn hoạt tính hoặc quy trình phụ trợ như oxy hóa phân hủy chất ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường.
Bước thiếp theo trong xử lý bậc ba, thường bao gồm nhiều phương pháp, công nghệ tiên tiến tách chất rắn để khắc phục và xử lý bùn thải.
Việc bổ sung chất đông tụ vào nước thải không chỉ tạo ra sự đông tụ chất keo mà còn dẫn đến kết tủa chất hòa tan như photphat. Hạt lơ lửng kết tụ/tạo bông hình thành hạt lớn hơn và loại bỏ thông qua hệ thống lắng, lọc hoặc tuyển nổi.
Trên đây chỉ là 3 trong số nhiều cách để XLNT đạt chuẩn mà nhiều cơ sở đang áp dụng. Nếu như bạn cần tư vấn thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.