3 tiêu chí xử lý khí thải bằng tháp hấp phụ
Đã kiểm duyệt nội dung
Kỹ thuật xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ là quá trình dựa trên sự phân ly áp lực của các thành phần khí ô nhiễm bị giữ lại trên bề mặt chất rắn. Tùy thuộc đặc tính nguồn thải, mức độ ô nhiễm mà thiết kế quy trình hấp phụ hiệu quả xử lý cao, chi phí đầu tư thấp.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ
Đối với môi trường
- Sự cạnh tranh từ quá trình hấp phụ lên bề mặt chất rắn
- Chất hấp phụ nào có sức căng bề mặt bé hơn thì quá trình hấp phụ mạnh hơn
Đối với chất hấp phụ
- Chúng thường có tính xốp, chẳng hạn như than hoạt tính với nhiều lỗ li ti có khả năng thấm hút lớn nên bề mặt tiếp xúc của chất hấp phụ lớn hơn
- Vật liệu không phân cực với khả năng hấp phụ chất không phân cực tốt, còn với vật liệu hấp phụ phân cực hấp phụ tốt với với chất phân cực
- Quá trình hấp phụ diễn ra theo hướng phân cực giữa các pha
- Sự chệnh lệch phân cực càng lớn thì quá trình hấp phụ diễn ra càng mạnh
Đối với thời gian, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm
- Tốc độ khuếch tán diễn ra khi có sự thay đổi nồng độ trên bề mặt
- Nhiệt độ càng lớn thì quá trình khuếch tán vào dung dịch giảm dần
- Áp suất càng cao thì khả năng hấp phụ càng tốt
- Độ ẩm càng thấp thì quá trình hấp phụ diễn ra hiệu quả hơn
Đối với thiết bị hấp phụ
- Phải có chức năng phân phối dòng khí và đảm bảo xử lý sơ bộ nguồn thải
- Triển khai thực hiện xử lý sơ bộ khí thải đảm bảo chu kỳ hoạt động
- Có thể thay thế hoặc hoàn nguyên vật liệu hấp phụ
Các nguyên tắc hấp phụ khí thải
Trong xử lý khí thải thì hấp phụ là hiện tượng vật lý – hóa học, chất khí tập trung trên bề mặt chất rắn để khử tạp chất. Cacbon luôn là môi trường hấp phụ lý tưởng và dễ hấp phụ nhất. Số lượng chất hấp phụ tỷ lệ với diện tích bề mặt chất rắn. Quá trình này cũng được đánh giá để giảm mùi khó chịu từ khí thải.
Nguyên tắc hoạt động theo mẻ với nhiều lớp vật liệu hấp phụ tuần hoàn để làm sạch khí thải liên tục. Hiệu quả của quá trình phụ thuộc vào cấu trúc, hình thái bề mặt chất hấp phụ, áp suất và nhiệt độ. Chúng thường bao gồm hấp phụ vật lý (tương tác điện cực) và hấp phụ hóa học (thay đổi cấu trúc của phân tử).
Một số thiết bị hấp phụ
- Thiết bị hấp phụ hạt tầng mỏng: vật liệu hấp phụ là than hoạt tính với cấu tạo dạng lưới, độ dày mỏng nên chất ô nhiễm bị giữ lại trên bề mặt lớn thông qua lực cơ học. Tốc độ hấp phụ của thiết bị nhanh, loại bỏ nhiều chất ô nhiễm tập trung lớn
- Thiết bị hấp phụ hạt tầng dày: chất hấp phụ được sử dụng lớn, được sử dụng trong thời gian dài, ít thay đổi lớp hấp phụ, mức độ làm sạch chất ô nhiễm lớn với tốc độ nhanh nên không làm tắc nghẽn bề mặt vật liệu
- Thiết bị hấp phụ tầng sôi: chất hấp phụ dạng hạt với tốc độ dòng khí đủ cao, độ giảm áp tỷ lệ thuận với độ dày tầng hấp phụ và mật độ dòng khí, mật độ chất ô nhiễm
- Thiết bị tầng xoay: loại bỏ cacbon, không tốn nhiều năng lượng. Sau khi đạt đến mức độ bão hòa thì tầng hấp phụ chuyển từ hấp phụ sang giải hấp
Các chất hấp phụ
- Than hoạt tính: hấp phụ cacbon trong khí thải, tách chất ô nhiễm hữu cơ với chi phí giá thành thấp
- Silica: kỵ nước nhưng nguyên tắc hấp phụ như than hoạt tính với khả năng tách cacbon từ dòng khí. Chúng dễ đốt bỏ hơn nhưng giá thành lại lớn
- Chất hấp phụ cao phân tử: chủ yếu copolyme tách cacbon, không gây đóng cặn, tắc nghẽn như than hoạt tính
- Chất hấp phụ sinh học: là bùn hoạt hóa trên chất mang xốp, không cần tái sinh nhưng tỷ lệ tách thấp hơn so với các chất hấp phụ khác
Tùy thuộc vào lưu lượng, đặc tính nguồn thải, quy mô, loại hình sản xuất và việc lựa chọn vật liệu hấp phụ cũng như thiết kế hệ thống xử lý khí thải đòi hỏi phải có hiệu quả xử lý cao, khả năng hấp phụ nhiều thành phần khí ô nhiễm. Hấp phụ là giải pháp xử lý được lựa chọn hàng đầu, nếu bạn cần tư vấn thêm dịch vụ thì hãy liên hệ ngay với Công ty chuyên xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.