3 xu hướng mới về công nghệ xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong bài viết hôm nay, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ đưa ra một số công nghệ xử lý được phát triển gần đây như công nghệ màng, tế bào pin nhiên liệu sinh học (MFC) và vệ thống phản ứng sinh học khép kín (CBR) tập trung vào những lợi thế và hạn chế trong việc XLNT.
Bản chất của nước thải sẽ quyết định đến việc lựa chọn công nghệ như COD, BOD, TSS, nồng độ muối. Những ứng dụng này là giải pháp thay thế hứa hẹn mang đến khả năng giảm thiểu chất gây ô nhiễm để đáp ứng các giới hạn xả thải có thể chấp nhận được.
Các loại công nghệ màng XLNT
- Vi lọc: loại bỏ chất có kích thước lớn với áp suất thấp.
- Siêu lọc: ứng dụng đối với khử muối, tách chất rắn, chất hữu cơ, loại bỏ photpho, độ cứng và kim loại. Cả MF và UF làm tiền xử lý cho hệ thống RO nên giúp giảm tắc nghẽn trong quá trình kết tủa hóa học.
- Màng trao đổi ion: là quá trình phản ứng của dung dịch qua màng loại bỏ cation/anion trong nước thải. Những màng trao đổi ion gồm thẩm phân điện (ED), thẩm phân điện ngược (RED), thẩm phân khuếch tán (DD).
- Thẩm thấu ngược (RO) và thẩm thấu thuận (FO): chuyên xử lý nước thải nhiễm mặn nhờ áp suất thẩm thấu giữ lại chất hòa tan, ngăn chặn dung môi. Ưu điểm của hai hệ thống gồm tiêu thụ năng lượng thấp, vận hành đơn giản, tắc nghẽn màng thấp và loại bỏ nhiều chất gây ô nhiễm.
- Thẩm phân điện (ED) và đảo ngược thẩm phân điện (EDR): dựa vào dòng điện và màng thấm ion để tách ion hòa tan ra khỏi nước thải.
Công nghệ màng ngày càng được tin tưởng để ứng dụng trong XLNT vì thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, khả năng thay thế nhiều quy trình thông thường như hệ thống lọc, chưng cất, trao đổi ion hay xử lý hóa chất. Vì tính linh hoạt mà những công nghệ này thường áp dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm, dược phẩm, thực phẩm, xi mạ, hóa chất hoặc xử lý nước cấp sinh hoạt.
Hệ thống phản ứng sinh học khép kín (CBR)
Công nghệ này có đặc điểm kiểm soát tốt chất thải, giảm nguy cơ ô nhiễm nhưng hệ thống khép kín này có chi phí đắt hơn, vận hành phức tạp và khó mở rộng. Cấu tạo của nó gồm bể phản ứng không khí, bể phản ứng dạng ống và bể khuấy. CBR sử dụng vi tảo để XLNT và sản xuất năng lượng với hệ thống dễ kiểm soát các điều kiện phản ứng.
Thiết bị quang sinh dạng ống kín có khả năng tạo môi trường lý tưởng để tảo phát triển, tảo sẽ được luân chuyển qua máy bơm. Có nhiều yếu tố khiến tảo không có khả năng loại bỏ chất dinh dưỡng và sản xuất sinh khối. Những khoáng chất như canxi, sắt, silica, magie, mangan, kali, lưu huỳnh, coban, kẽm cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo cùng với pH, nhiệt độ, ánh sáng, oxy hòa tan.
Pin nhiên liệu vi sinh (MFC) để XLNT
MFC là phương thức chuyển đổi năng lượng trong nước thải thành năng lượng điện bằng cách dùng VSV làm chất xúc tác sinh học. Một hệ thống MFC gồm điện cực, bộ phân tách và chất dẫn điện. Công nghệ này tạo ra chất rắn thấp hơn so với quy trình bùn hoạt tính thông thường.
Những ứng dụng của MFC trong XLNT với nhiều ưu điểm như tính bền vững lâu dài, sử dụng tài nguyên tái tạo, phân hủy chất thải hữu cơ, vô cơ, sản xuất hydro sinh học và loại bỏ hợp chất như nitrat. MFC cũng được chứng minh tiết kiệm chi phí cho quá trình sục khí và xử lý chất rắn trong các hệ thống xử lý nước thải. Bởi lẽ phần lớn năng lượng trong giai đoạn sục khí chiếm hơn ½ chi phí vận hành hệ thống nên MFC nếu tích hợp cùng các công nghệ xử lý khác sẽ mang lại nhiều kỳ vọng hơn.
Việc xây dựng, vận hành với các chế độ nâng cấp, bảo trì hay cải tạo hệ thống xử lý nước thải tốt sẽ giúp doanh nghiệp tập trung vào quy trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng được khách hàng ưa chuộng hơn.
Nếu như bạn cần tư vấn hệ thống tiến tiến được thiết kế chuyên nghiệp với giá thành hợp lý thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng.