4 công nghệ XLNT đang được ứng dụng
Đã kiểm duyệt nội dung
Tùy thuộc vào từng khu vực, từng ngành nghề mà nước thải được phân loại để có kế hoạch sử dụng công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Dưới đây là 4 công nghệ đem lại hiệu quả cao trong các công tác xử lý môi trường được ưa chuộng nhất hiện nay!
Công nghệ xử lý nước thải theo mẻ (SBR)
Nhắc đến phương pháp xử lý nước thải sinh học thì không thể thiếu công nghệ SBR diễn ra theo từng mẻ liên tục. SBR thích hợp xử lý nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và hàm lượng nito cao như nước thải chế biến thực phẩm, nước thải sản xuất bún, tinh bột,…
Hệ thống SBR hoạt động tuần hoàn theo chu trình xử lý trong 5 giai đoạn khép kín như làm đầy nước – phản ứng – làm tĩnh – chắt nước – xả. Trong giai đoạn phản ứng, bùn hoạt tính hình thành nhờ việc cấp khí liên tục phù hợp với đặc điểm từng chất nền trong nước thải đầu vào.
SBR luôn chứng tỏ là công nghệ xử lý hiệu quả nhất khi có nhiều ưu điểm vượt trội như ít tiêu tốn năng lượng, ít tốn diện tích xây dựng, tiết kiệm chi phí đầu tư và thích hợp xử lý nguồn thải có lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm thấp. Vì sở hữu quy trình xử lý nước thải bằng công nghệ SBR luân phiên nên nó có khả năng xử lý COD đến 90 – 92%.
Công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR
Khi dân số không ngừng tăng lên thì nước thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị, vùng nông thôn gia tăng gây ra sức ép lớn đối với cơ quan môi trường. Do đó, xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBBR đáp ứng tối các yêu cầu về bảo vệ môi trường và xử lý dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm. MBBR là công nghệ bùn hoạt tính với kỹ thuật vi sinh dính bám trên các giá thể sinh học di chuyển tự do.
Ngoài nước thải sinh hoạt, MBBR còn ứng dụng xử lý nhà hàng khách sạn, khu resort, khu dân cư, đô thị,… Ưu thế nổi bật của MBBR với nhiều giá thể vi sinh lưu động có diện tích tiếp xúc lớn làm tăng quá trình trao đổi chất nhờ mật độ vi sinh tập trung ngày càng tăng.
Với những giá thể di động di chuyển đa dạng mà quá trình xử lý hiếu khí diễn ra thuận lợi. Các VSV hiếu khí phân hủy chất hữu, oxy được cung cấp liên tục vào bể giúp quá trình phân hủy sinh học chất ô nhiễm hiệu quả. Bể MBBR không cần tuần hoàn bùn, có khả năng hoạt động tốt trong điều kiện lưu lượng, tải lượng ô nhiễm cao.
Công nghệ xử lý nước thải hóa lý kết hợp sinh học
Công nghệ này thích hợp để xử lý nước thải xi mạ, dệt nhuộm, thủy sản, thuộc da, chế biến gỗ,… nhằm loại bỏ hết kim loại nặng, hàm lượng BOD, COD, TSS, nito, phopho, chất hữu cơ, vô cơ khó phân hủy.
Đây là công nghệ dựa trên những phản ứng hóa học, quá trình lý hóa với các chất ô nhiễm nhờ các hóa chất thêm vào. Những phản ứng diễn ra như oxy hóa khử, phản ứng tạo kết tủa – tạo bông, phân hủy chất độc hại. Các phản ứng hóa lý xảy ra khi thêm PAC, Polyme hoặc phèn nhôm, phèn sắt làm tăng khả năng keo tụ - tạo bông. Với chất hữu cơ, VSV hiếu khí oxy hóa chất hữu cơ hòa tan và các hạt keo trong nước thải. Tại bể hiếu khí, oxy được cung cấp liên tục nhờ hoạt động liên tục của máy thổi khí.
Công nghệ sinh học xử lý nước thải
Là công nghệ xử lý đa dạng nguồn thải từ nước thải sinh hoạt, y tế đến nước thải công nghiệp, công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều nhà máy, xí nghiệp, đô thị hay các khu vực nông thôn,… Hệ thống vi sinh vật dày đặc, chúng có vai trò phân hủy chất hữu cơ và chất vô cơ ô nhiễm như H2S, amoni, nito, sunfit,... Nếu vòng đời của chúng cung đầy đủ thức ăn và năng lượng giúp thúc đẩy quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Các công nghệ xử lý nước thải sinh học phổ biến hiện nay như:
- Công nghệ sinh học hiếu khí – thiếu khí – kỵ khí
- Ứng dụng phương pháp tự nhiên (cánh đồng tưới, ao sinh học hiếu khí) và nhân tạo (tăng trưởng dính bám, bể aerotank, lọc sinh học kỵ khí, UASB).
- Công nghệ sinh học kết hợp hiếu khí và kỵ khí
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn công nghệ phù hợp nhất. Nếu có bất kỳ nhu cầu nào về xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938 857 768 nhé!