4 giai đoạn và giải pháp mới nhất trong XLNT
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải nói chung đều hướng đến mục tiêu cho phép con người tái sử dụng nước thải mà không gây nguy hại đến sức khỏe và không gây thiệt hại đối với môi trường tự nhiên. Do đó, quá trình XLNT cần kiểm soát thông qua việc thiết kế hệ thống XLNT dựa trên nhu cầu giảm tải chất rắn hữu cơ và lơ lửng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu nhu cầu cầp thiết về HTXLNT cơ bản nhất nhé!
4 giai đoạn xử lý nước thải chính
Giai đoạn xử lý sơ bộ
Xử lý sơ bộ trong XLNT loại bỏ chất rắn thô giúp bảo vệ và duy trì trạng thái các giai đoạn xử lý ổn định tại các công trình xử lý phía sau. Những giai đoạn xử lý sơ bộ gồm sàng lọc thô, loại bỏ sạn.
Giai đoạn xử lý chính
Mục tiêu của giai đoạn này có khả năng loại bỏ hết chất rắn hữu cơ, vô cơ nhờ bể lắng. Xử lý chính khử khoảng 25 – 35% (BOD), 50 – 70% (SS) và 65% dầu mỡ. Theo đó một số nito hữu cơ, photpho và kim loại nặng cũng bị loại bỏ trong việc lắng sơ cấp như các hạt keo hòa tan không bị ảnh hưởng nhiều.
Giai đoạn xử lý thứ cấp
Bằng cách sử dụng các công trình xử lý sinh học hiếu khí mà lượng lớn chất hữu cơ hòa tan, hạt keo đều bị phân hủy sinh học. Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí chủ yếu dựa vào các vsv hiếu khí sử dụng oxy hòa tan chuyển chất hữu cơ thành các sản phẩm vô cơ đơn giản nhất. Các giai đoạn chính xử lý ở giai đoạn này gồm bộ lọc sinh học, mương oxy hóa và đĩa quay sinh học.
- Với bùn hoạt tính: nước thải chứa nhiều vi sinh vật và hỗn hợp chất rắn. Do đó thiết bị sục khí có tác dụng cung cấp oxy huyền phù sinh học. Thiết bị sục khí có tác dụng giải phóng khí nén bằng cách khuấy trộn hoàn toàn bề mặt chất lỏng. Khi VSV tách ra khỏi chất lỏng và một phần bùn sinh học dưới dạng bùn hoạt tính được tuần hoàn trở lại để duy trì mật độ vi sinh.
- Bộ lọc nhỏ giọt: là nơi chất hữu cơ khuếch tán vào màng. Khi đó oxy cung cấp nhờ không khí tự nhiên hoặc tạo ra nhờ máy thổi khí nhằm tạo điều kiện cho VSV sinh trưởng và phát triển.
- Đĩa quay sinh học: bể phản ứng cố định có đĩa quay ngập trong nước và lượng oxy chuyển hóa nhờ tốc độ quay của đĩa quay sinh học này. Lâu dần các màng sinh học tự bong ra và bị loại bỏ ra bên ngoài.
Giai đoạn xử lý cấp 3
Nhờ các quy trình xử lý riêng lẻ nên nito, photpho, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, kim loại nặng và chất rắn hòa tan được loại bỏ hoàn toàn. Hoặc đơn giản có thể kết hợp với các quy trình xử lý sơ cấp hoặc thứ cấp để tạo hiệu quả xử lý cao hơn.
4 giải pháp xử lý nước thải mới nhất
Công nghệ màng sinh học di chuyển (MBRR)
Đối với giải pháp này có ứng dụng màng sinh học hoạt động hỗn độn trong bể xử lý nước thải. Bề mặt màng sinh học có tác dụng làm nơi dính bám các vi khuẩn tự dưỡng và dị dưỡng. Quần thể vi khuẩn có mật độ cao làm tăng tốc độ phản ứng sinh học trong toàn bộ hệ thống. Các quy trình MBBR với màng sinh học di động chủ động thích ứng với mọi tải trọng, phù hợp để xử lý nước thải phòng khám, sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, y tế,…
Công nghệ phản ứng sinh học màng (MBR)
Phản ứng sinh học màng (MBR) thường sử dụng rộng rãi trong màng lọc như vi lọc, siêu lọc được tích hợp quy trình sinh học. Màng MBR đóng vai trò như xử lý bậc 3 mà không ảnh hưởng đến sinh khối trong suốt quá trình xử lý sinh học. Màng lọc này đóng vai trò như bộ lọc có tác dụng loại bỏ các vật liệu rắn có phát triển của quá trình sinh học nên nước thải được làm sạch và khử trùng VSV gây hại.
Công nghệ màng sinh học sục khí màng (MABR)
Đây là công nghệ khá mới và phụ thuộc chủ yếu vào nồng độ oxy thông qua màng lọc xoắn ốc tại điều kiện áp suất khí quyển nhất định. Đặc biệt, màng MABR cho phép vi khuẩn tiêu thụ oxy để giảm đến 90% năng lượng trong bể sục khí. Bề mặt màng tích hợp màng sinh học có sự hiện diện của vi khuẩn thực hiện quá trình khử nitrat và tạo ra hợp chất có hàm lượng nito thấp.
Công nghệ ứng dụng kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT)
Đây là giải pháp với hệ thống tăng trưởng bằng thực vật thủy canh với các loài thực vật được trồng trên bề mặt mà không thấm nước. Thực vật cung cấp chất dinh dưỡng nhằm bảo vệ và chống lại sự phát triển của tảo. Xử lý sơ bộ nhờ các loài thực vật với hệ thống rễ có khả năng phát triển trong điều kiện ô nhiễm nặng. Quy mô công nghệ có ưu điểm tích tụ lượng bùn lớn, kết tủa kim loại nặng trong điều kiện môi trường yếm khí và kết tủa kim loại nặng; loại bỏ BOD, chất rắn lơ lửng; chuyển đổi và phục hồi chất dinh dưỡng trong sản xuất,…
Nếu Quý Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất để được tư vấn chi tiết qua Hotline 0938.857.768!