4 lĩnh vực cần tăng cường bảo vệ môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhiều lĩnh vực hiện nay hoạt động nhưng thực tế lại gây ra các vấn đề về môi trường nghiêm trọng. Vì thế khái niệm bảo vệ và xử lý môi trường bao gồm hoạt động, sử dụng và phục hồi tài nguyên, hệ sinh thái để tạo ra không gian sống tốt nhất. Theo quy định mới thì các lĩnh vực dưới đây phải thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình đối với môi trường.
Đối với sản xuất nông nghiệp
- Thực hiện đúng các quy định liên quan đến hóa chất, thuốc BVTV, thuốc thú y, phân bón.
- Đối với hóa chất có độc tính, tích tụ trong môi trường hay tác động xấu đến môi trường phải đăng ký, kiểm soát, quản lý rủi ro và xử lý đúng cách.
- Có kế hoạch quản lý đối với sản phẩm đã hết hạn sử dụng. Bùn nạo vét từ các kênh, mương, công trình thủy lợi phải thu gom, tái sử dụng, tái chế.
- Các phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom để sử dụng làm nguyên liệu, nhiên liệu, sản xuất phân bón, năng lượng và tuyệt đối không đốt phụ phẩm vì dễ gây ô nhiễm không khí.
- Phải cân nhắc việc sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, nước tưới cây.
- Cần chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm nước, hạn chế dùng sản phẩm độc hại.
Đối với lĩnh vực y tế
- Thu gom và xử lý nước thải bệnh viện trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Phân loại chất thải rắn tại nguồn.
- Lựa chọn công nghệ đốt chất thải thân thiện với môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn xử lý.
- Tăng cường xử lý khí thải lò đốt đáp ứng yêu cầu môi trường cũng như trang bị các phương án phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.
- Xây dựng và vận hành công trình, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải.
- Đối với các chất ô nhiễm tác động trực tiếp cần đánh giá, cảnh báo và kiểm soát những tác động.
- Kiểm soát và xử lý nguồn thải phát sinh đối với chất ô nhiễm tác động đến sức khỏe con người.
Đối với ngành giao thông vận tải
- Phương tiện vận tải phải được kiểm định đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Các phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu phải được che chắn, không để rơi vãi gây ô nhiễm.
- Đảm bảo đáp ứng các điều kiện, năng lực về môi trường.
- Trường hợp vận chuyển vật liệu có nguy cơ gây ô nhiễm phải được thực hiện bằng thiết bị, phương tiện, đảm bảo không để rò rỉ, phát tán ra môi trường.
- Việc xây dựng công trình phải hạn chế, giảm thiểu tác động đến địa hình, cảnh quan, địa chất, di sản thiên nhiên.
- Khuyến khích phát triển giao thông công cộng sử dụng năng lượng tái tạo, tiêu hao năng lượng thấp, phát thải thấp, chuyển đổi và loại bỏ phương tiện giao thông nhiên liệu hóa thạch
Đối với ngành xây dựng
- Quy hoạch đảm bảo yêu cầu BVMT và thích ứng với khí hậu.
- Lên kế hoạch tiết kiệm năng lượng, đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước, cảnh quan theo đúng quy định.
- Khuyến khíchh việc tái sử dụng chất thải từ hoạt động xây dựng, sử dụng vật liệu không nung và thân thiện với môi trường.
- Thiết kế xây dựng dự án đảm bảo trang bị đầy đủ thiết bị xử lý chất thải, công trình phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường phù hợp quy định.
- Việc thi công xây dựng, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ công trình phải có biện pháp không phát tán bụi, tiếng ồn, vận chuyển chất thải bằng các phương pháp phù hợp đảm bảo không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải ra môi trường.
- Phần nước thải phải được thu gom và xử lý đúng kỹ thuật.
- Tái sử dụng chất thải rắn, phế liệu là vật liệu xây dựng, san lấp.
Như vậy Luật BVMT 2020 sẽ quy định chi tiết hơn về các loại hồ sơ môi trường cũng như cách quản lý, giữ gìn môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa và hạn chế tác động xấu. Đồng thời, chủ dự án, các cá nhân, tổ chức phải khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường nhằm cân bằng các giá trị đa dạng sinh học.