4.4 tỷ người thiếu nước sạch năm 2050
Đã kiểm duyệt nội dung
Nguy cơ thiếu nước sạch
Đứng trước vấn đề liên quan đến dân số và phát triển kinh tế, nước là tài nguyên số một được khai thác và sử dụng nhiều nhất. Đô thị hóa, nông nghiệp, công nghiệp và thậm chí biến đổi khí hậu đã và đang gây ra sức ép lên chất lượng và trữ lượng nguồn nước sạch. Nguồn nước cạn kiệt, giảm chất lượng cũng như nhu cầu về nước sạch không ngừng gia tăng đã trở thành thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới.
Chưa dừng lại ở đó. Với 2 tỷ tấn rác thải mỗi ngày, hàng triệu hóa chất, kim loại nặng, chất bẩn, chất thải ô nhiễm thải ra nguồn nước mỗi ngày, con người còn phải đối mặt với ô nhiễm môi trường. Đây được xem là vấn nạn tồn tại dai dẳng và rất khó xử lý. Bên cạnh những quốc gia đang nỗ lực từng ngày cải thiện chất lượng nguồn nước thì ở đâu đó, một vài khu vực ô nhiễm, xử lý nước thải vẫn chưa được chú trọng. Và ô nhiễm vẫn từng ngày gia tăng trên toàn cầu.
Theo thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc, hiện thế giới có khoảng 2,2 tỷ người thiếu nước sạch. Và khoảng 4,2 tỷ người sống trong cảnh thiếu các hệ thống vệ sinh đầy đủ. WHO cũng ra mức cảnh báo mức báo động nếu các nước không nỗ lực trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước thì số lượng người phải sống trong cảnh thiếu nước sạch có thể tăng lên từ 3,5 - 4,4 tỷ người. Số người ở đô thị phải chịu cảnh thiếu nước sạch là hơn 1 tỷ người.
Tổng Thư ký Liên hợp Quốc Antonio Guterres cho biết tài nguyên nước trên thế giới đang phải chịu mối đe dọa chưa từng thấy. Tuy nhiên, với thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, nếu các nước không hành động kịp thời sẽ khiến tình trạng này dần trở nên trầm trọng hơn. Ngày nước thế giới năm nay cũng nhấn mạnh đến vấn đề nước và biến đổi khí hậu, vì thế 2020 là năm quyết định đến kết quả thực hiện hành động liên quan đến khí hậu.
Ông Guterres, con người có thể nhận rõ những tác động xấu của biến đổi khí hậu thông qua tài nguyên nước. Một số hiện tượng cực đoan có thể xảy ra như hạn hán, lũ lụt, băng tan, xâm nhập mặt, nước biển dâng hoặc ngày nắng nóng kéo dài tại nhiều quốc gia. Chính vì thế, sự nóng lên toàn cầu cộng với việc sử dụng nước lãng phí khiến nhiều khu vực cạn kiệt nguồn nước. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự di cư của hàng triệu người đến các khu vực khác.
Và hậu quả của vấn đề này thường gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hoạt động sản xuất, tăng nguy cơ xảy ra các cuộc xung đột và bất ổn trong xã hội. Vì thế, ông Guterres nhấn mạnh đến giải pháp xử lý môi trường khẩn trương tăng đầu tư và xây dựng hệ thống dẫn nước. Hoàn thiện và cải tạo cơ sở hạ tầng nước, cải thiệu hiệu quả sử dụng nguồn nước tự nhiên. Ngoài ra, chúng ta phải chủ động lường trước được những nguy cơ biến đổi khí hậu ở mọi cấp quản lý nguồn nước.
Làm sao để hạn chế tình trạng thiếu nước sinh hoạt?
Ông Guterres cũng kêu gọi tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) tại Glasgow (Scoltand) giảm xả thải và thiết lập nền tảng về đảm bảo ổn định nguồn nước sử dụng. Các nước cần tăng cường nỗ lực cải tạo và tăng khả năng phục hồi và thích nghi đối với người chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Trong tương lai và kể cả hiện tại, để tránh được cuộc khủng hoảng nước sạch chúng ta phải tự đánh giá lại mục đích sử dụng, phân bổ khu vực sử dụng và hạn chế cung ứng cho những nhu cầu không cần thiết.
Loài người có thể tránh được cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu vậy vì sao chúng ta lại không thể ngăn chặn được cuộc khủng hoảng về tài nguyên nước. Do đó, chính phủ của mỗi quốc gia cần đưa ra những chiến lược phát triển và những quy định mang tính ứng dụng thực tế về việc cải thiện và sử dụng nguồn nước hợp lý.
Đặc biệt, các quốc gia thiếu hụt nguồn nước trầm trọng liên quan đến khí hậu cần đầu tư vào biện pháp thích ứng để đảm bảo tính bền vững của nguồn nước. Cần hạn chế sự nóng lên của trái đất ở mức 1,5 độ C. Nhờ vậy, thế giới sẽ đảm bảo việc quản lý và giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng nước mà loài người đang phải đối mặt.
Như vậy, mỗi giải pháp để bảo vệ nguồn nước là điều kiện tất yếu và làm ổn định nền kinh tế thị trường vừa tăng chất lượng kinh tế - xã hội theo hướng tích cực hơn. Khi nguồn nước sạch không thể duy trì trạng thái cân bằng, đang bất ổn và dần thu hẹp về chất lượng thì mỗi hoạt động điều chỉnh về nhu cầu của con người là rất cần thiết. Đó là cách tốt nhất để cân bằng và tiết kiệm nguồn nước sạch dự trữ trong tương lai.
Xem chi tiết về cách xử lý nước cấp trong sinh hoạt tại đây!