5 bước trong quy trình vận hành hệ thống xlnt chuẩn
Đã kiểm duyệt nội dung
Với tình hình khủng hoảng tài nguyên nước toàn cầu thì áp lực xử lý nước thải hiệu quả là điều kiện cần thiết nhất hiện nay. Và vai trò của người vận hành hệ thống xử lý nước thải vô cùng quan trọng. Do đó hệ thống phải được chăm sóc, thường xuyên theo dõi hiệu suất xử lý và luôn đảm bảo hệ thống hoạt động với trang thiết bị, máy móc và công nghệ tiên tiến nhất.
Khi các nhà máy hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra nhiều vấn đề như làm tăng thời gian và chi phí tốn kém. Những thiết bị xử lý hoặc máy bơm cũ khiến quy trình xử lý trở nên kém, lỗi thời khiến chi phí vận hành ngày càng cao. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng xử lý mà còn tác động tiêu cực đến lợi nhuận, doanh thu của từng doanh nghiệp, cơ sở. Vậy làm thế nào để cải thiện chất lượng vận hành hệ thống xử lý nước thải?
Dưới đây là 5 bước trong 1 quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả nhất giúp HTXLNT hoạt động tốt hơn và tiết kiệm chi phí bằng cách giảm chất thải ô nhiễm ra môi trường.
Tự đánh giá hệ thống XLNT
Để tập trung đánh giá, thúc đẩy và đạt được những mục tiêu quan trọng, tự đánh giá khả năng giúp quá trình vận hành xác định những giải pháp xử lý thiết thực phù hợp với thực tiễn. Điều này không chỉ giúp người quản lý xác định hiệu suất tương đối để lập kế hoạch quản lý hoàn thiện hơn.
Xem xét và đánh giá công nghệ
Ngoài các kiến thức cơ bản, chúng ta cần đánh giá công nghệ được dùng trong xử lý nước thải ô nhiễm phổ biến và hiện đại nhất hiện nay. Hầu hết các nhà máy xử lý nước thải đều có quy trình lọc nước, quá trình này cần lượng lớn nước và nguồn năng lượng lớn. Và điều quan trọng cần tiến hành kiểm toán công nghệ nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng hoạt động hiệu quả.
Ngày nay, các HTXLNT đòi hỏi công nghệ ít rửa ngược ngày càng phổ biến bởi lẽ các cơ sở hạ tầng trong các hệ thống này hoạt động lâu năm. Cho nên người quản lý hệ thống cần theo dõi và đánh giá công nghệ theo từng không gian và thời gian phù hợp để thay thế các thiết bị xuống cấp góp phần tăng hiệu quả xử lý đáng kể.
Ví dụ điển hình như Columbus Water (Georgia) đã nâng cấp hệ hống xử lý với tổng chi phí hơn 12 triệu đô la. Việc cải tiến thay thế cho 30 bộ lọc kép bằng bộ lọc kép 2 bên. Hệ thống mới có tính năng quét không khí và đường ống thép không gỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất xử lý nước ô nhiễm. Đặc biệt, tốc độ rửa lọc giảm xuống từ 200.000 xuống 90.000 gals, giảm hơn 50% lượng nước rửa ngược giúp tránh gây lãng phí và tiêu thụ năng lượng.
Và các bước đánh giá tiếp theo cần chú trọng đến các quy trình tiêu thụ nước, chẳng hạn hệ thống tách bùn trong bể tuyển nổi (DAF) hoặc nước thải lưu trong các bể xử lý nước thải như lắng, lọc và làm sạch nước. Hoặc quy trình làm đặc hay tách chất thải rắn từ quá trình keo tụ, lắng và rửa ngược. Các chuyên gia có thể xem xét và nâng cấp quy trình làm đặc bùn lên 6% làm giảm chất thải và giảm chi phí xử lý bùn trong các nhà máy này.
Đánh giá máy bơm
Hầu hết bể điều hòa và bể xử lý sinh học đều cần đến máy bơm. Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống xử lý có tuổi thọ càng lớn thì đòi hỏi chất lượng bơm phải được duy trì và nâng cấp hơn. Vì máy bơm này hoạt động tùy thuộc vào từng lưu lượng, tính chất và nhu cầu của hệ thống theo từng thời điểm nhất định.
Đối với các máy bơm hoạt động bật/tắt liên tục nhiều hơn mức cần thiết vừa gây lãng phí nước và làm tiêu hao nguồn năng lượng đáng kể. Với những lý do này, nhà máy XLNT cần trang bị thêm máy bơm với tốc độ không đổi để giảm lãng phí nước, năng lượng và tránh hao mòn khi máy hoạt động liên tục.
Cài đặt công nghệ thông minh
Nhiều giải pháp công nghệ thông minh mới ra đời như AMR hoặc AMI giúp đánh giá hiệu suất và tối ưu cơ sở hạ tầng xử lý.
- AMR tự động thu thập thông tin, đánh giá trạng thái hoạt động của các thiết bị với độ chính xác các dữ liệu cao. Nhờ vậy mà việc phân tích giúp quản lý việc sử dụng nước tốt hơn.
- AMI tích hợp nhiều đồng hồ thông minh, hệ thống quản lý dữ liệu mang lại nhiều tiện ích.
Do đó cần triển khai có hiệu suất xử lý, ứng dụng từng công nghệ sao cho phù hợp với điều kiện từng khu vực cụ thể.
Kiểm tra dữ liệu thường xuyên
Tất cả quá trình phân tích đánh giá cần được kiểm tra thường xuyên nhằm cải thiện hiệu quả xử lý. Các nhà máy xử lý môi trường phải thường xuyên đo lường và giám sát các thông số sao cho phù hợp. Trong đó chú trọng giám sát quá trình rò rỉ, tốc độ rửa ngược gắn với chất lượng đầu ra của bộ lọc, làm đặc bùn và vận hành thông minh. Nếu đảm bảo quản lý hiệu quả giúp giảm chi phí sử dụng năng lượng và cải thiện nỗ lực xử lý nước thải công nghiệp.