5 hệ thống XLNT được ứng dụng phổ biến
Đã kiểm duyệt nội dung
Hệ thống xử lý nước thải trở thành nhu cầu cấp thiết vì giúp cơ sở công nghiệp cùng nhiều lĩnh vực khác hoạt động trở nên thân thiện với môi trường, tuân thủ các quy định trong xả thải. Vì vậy, trong bài viết này, moitruonghopnhat.com sẽ đề cập đến một số loại HTXLNT đã và đang ứng dụng rộng rãi nhất.
Quá trình bùn hoạt tính
Hệ thống được áp dụng phổ biến trong xử lý nước thải sinh hoạt. Cấu tạo hệ thống bao gồm bể phản ứng chính, bể sinh học và bể lắng. Nước thải đầu vào đi qua giai đoạn xử lý sinh học với hệ thống khuếch tán được lắp đặt sẵn để vi khuẩn phân hủy chất thải bằng cách cung cấp oxy liên tục. Quần thể sinh khối giúp phân hủy chất rắn bên trong. Nước thải đầu ra được xử lý, đi qua bể lắng. Chất lơ lửng trong nước thải lắng xuống đáy bể.
Sở dĩ người ta ưa chuộng quy trình bùn hoạt tính vì giải pháp chi phí thấp, không cần nhiều thiết bị bên trong. Vì lý do này mà việc vận hành, bảo trì hệ thống tương đối dễ dàng, đơn giản và tiết kiệm nhiều chi phí cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, hệ thống với sự hỗ trợ từ máy sục khí nên sẽ tốn rất nhiều năng lượng hơn so với các hệ thống khác.
Bể phản ứng sinh học cố định
Giải pháp với sự kết hợp của quy trình bùn hoạt tính và sục khí. Hệ thống gồm buồng xử lý sơ cấp, buồng xử lý thứ cấp và buồng xử lý cuối cùng.
Tại bể lắng sơ cấp, nước thải đi vào và chất rắn có xu hướng chìm xuống đáy. Tiếp theo, nước thải đi qua bể thứ cấp, phương tiện được bố trí làm nơi sinh trưởng của vi sinh vật làm sạch nước, nguồn oxy được cấp liên tục thông qua bộ khuếch tán không khí. Bể lắng cuối cùng làm nơi tách chất rắn sau quá trình xử lý thứ cấp.
Hệ thống này dễ lắp đặt, đơn giản vì chỉ cần nguồn điện cung cấp năng lượng đối với bộ khuếch tán ở bể xử lý thứ cấp.
Bể phản ứng sinh học theo mẻ SBR
Hệ thống xử lý nước thải công nghệ SBR nổi tiếng với việc tạo ra nước thải chất lượng cao bằng cách dùng bộ khuếch tán không khí để vi khuẩn phát triển trong bể với nguồn oxy thích hợp. Các hệ thống này bao gồm buồng xử lý sơ cấp và thứ cấp hoạt động tương tự như hệ thống ASP.
Khi nước thải đi vào bể sơ cấp, chất rắn lắng xuống đáy. Sau đó, nước thải chuyển đến buồng thứ cấp. Hệ thống sục khí được thiết kế và bố trí cung cấp oxy cho cho vi khuẩn để làm sạch nước và phân hủy chất hữu cơ. Sau giai đoạn sục khí, bước tiếp theo là giai đoạn nghỉ, thiết bị khuếch tán ngừng và chất rắn bắt đầu lắng xuống.
Sau giai đoạn nghỉ, nước được xả ra khỏi bể và tùy thuộc vào hệ thống mà ngăn xử lý thứ cấp tuần hoàn bùn trở lại. Mặc dù những hệ thống SBR “đắt” hơn nhưng chúng có hiệu suất làm sạch cao, yêu cầu năng lượng thấp và chi phí bảo trì tương đối thấp.
Hệ thống xử lý MBR và MBBR
Quy trình MBR là sự kết hợp công nghệ màng lọc và xử lý sinh học trở thành lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực XLNT. Còn với quy trình MBBR là quá trình màng sinh học đòi hỏi ít không gian hơn so với hệ thống bùn hoạt tính.
Hệ thống màng MBR sử dụng phương pháp vật lý tách màng kết hợp cùng quy trình xử lý sinh học. Nhà máy XLNT được vận hành ở nồng độ sinh khối cao với chất rắn lơ lửng hỗn hợp MLSS lớn. Lợi thế của bể phản ứng sinh học màng MBR giảm độ đục nên gúp giảm gánh nặng trong bể khử trùng xử lý cuối cùng.
Tại thời điểm khởi động, màng MBR thường có kích thước nhỏ từ 0,1 micromet nên có khả năng loại bỏ tốt vi khuẩn, vi rút, chất rắn,… Đồng thời, hệ thống MBR ít yêu cầu người vận hành vì quá trình xử lý tương đối dễ dàng.
Còn với hệ thống MBBR lại cần ít không gian hơn so với hệ thống bùn hoạt tính vì nồng độ sinh khối lớn. Đặc biệt, hiệu quả của hệ thống lại ít phụ thuộc vào quá trình bùn. Không như những hệ thống bùn hoạt tính thông thường, MBBR không yêu cầu phải tái chế bùn, thời gian lưu bùn cao, tạo ra lượng bùn thấp.
Trên đây là một số hệ thống XLNT từ đơn giản cho đến phức tạp về hiệu quả, kết cấu, khả năng vận hành. Dựa vào đó, bạn dễ dàng lựa chọn được hệ thống tối ưu nhất cho quá trình xử lý nước thải đô thị và công nghiệp. Nếu bạn cần tư vấn thêm nhiều giải pháp xử lý nước thải khác thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.