5 vấn đề khiến xử lý nước thải chế biến thực phẩm không đạt
Đã kiểm duyệt nội dung
Khi quản lý và vận hành hệ thống xlnt chế biến thực phẩm bạn cần lưu ý đến 5 vấn đề dưới đây để tránh phát sinh nhiều vấn đề và sự cố không mong muốn làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của hệ thống.
Vấn đề nito trong hệ thống
Hàm lượng nito trong nước cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước thải sinh hoạt, nhưng nước thải tòa nhà, khu dân cư thì tương đối cân bằng. Tuy nhiên, với nước thải chế biến thực phẩm thì nhiều trạm xử lý nước thải hầu như không đạt yêu cầu. Trên thực tế thì hiện tượng cảm quan chủ yếu là bùn vi sinh bị nổi trên bề mặt, nước đầu ra có màu vàng thể hiện nồng độ nito quá lớn.
Nguyên nhân chủ yếu do hàm lượng BOD cao, nước thải có lưu lượng thấp, thiếu nitrat, thiết kế bể lắng không đạt yêu cầu. Chưa kể nhiều đơn vị vận hành thiếu chuyên môn nên không thể giải quyết triệt để các vấn đề này. Nếu không biết cách khắc phục rất dễ khiến hệ thống bị ảnh hưởng quy trình xử lý cũng như tốn kém chi phí khắc phục.
Giải pháp thiết kế HTXLNT không phát sinh lỗi vượt nito:
- Tính toán kích thước bể với đúng yêu cầu kỹ thuật, nhất là bể điều hòa.
- Tính toán bơm và lưu lượng tuần hoàn nitrat lỏng từ bể aerotank về đầu bể anoxic.
- Nếu hạn hẹp về diện tích xây dựng thì nên ứng dụng công nghệ SBR vừa tiết kiệm diện tích khi tiết giảm bể lắng vừa tăng hiệu quả xử lý nito.
- Bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng định kỳ chẳng hạn như mật rỉ đường, chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của VSV hiếu khí – thiếu khí.
Oxy hòa tan
Đây là yếu tố quan trọng cho các giai đoạn xử lý hiếu khí. Theo kinh nghiệm, khi DO thấp tạo điều kiện chủng vi khuẩn bacillus phân hủy nhanh chất hữu cơ và ngược lại là điều kiện để vi khuẩn dạng sợi phát triển. Nguồn COD đầu vào càng cao thì cần DO càng nhiều để vi khuẩn xử lý chất ô nhiễm, chất hữu cơ trong nước. Bể aerotank cần duy trì DO >2 mg/l vì lớn quá khiến bông bùn dễ bị vỡ.
Nồng độ oxy hòa tan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất, cặn lắng, độ mặn và nhiều yếu tố khác. Cho nên, vai trò của DO càng quan trọng vì thể hiện tình trạng của nguồn nước sẵn có trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm.
Hàm lượng COD thường thay đổi
Các nhà máy chế biến thực phẩm thường có thời điểm sản xuất cao nên hàm lượng COD thường biến động rất cao. Với thay đổi này, VSV không thể thích nghi trong hệ thống hoặc không theo kịp.
COD tăng cao thường xảy ra trường hợp sốc tải và nổi bọt trên bề mặt bể hiếu khí. Chỉ tiêu này thể hiện lượng oxy cần thiết để xử lý có hiệu quả dòng chất thải. Việc tính toán COD giúp chọn ra phương án XLNT phù hợp. Như COD thấp thì cần sục khí để tăng cường oxy hòa tan. Còn nếu COD cao thể hiện ô nhiễm và cần xử lý sinh học ngay.
Cách giảm COD hiệu quả hơn:
- Xử lý bằng vi sinh hiếu khí: khi COD < 2000 mg/l cần xử lý hiếu khí giảm COD vì VSV phân hủy chất hữu cơ làm thức ăn.
- Xử lý bằng vi sinh kỵ khí: khi COD > 2000 mg/l cần xử lý kỵ khí như bể UASB thích hợp với nước thải nhiều chất hữu cơ.
pH thường rất thấp
Đối với nước thải này, chỉ tiêu pH thường rất thấp vì quá trình lên men các loại đường trong nước thải. Khi vận hành hệ thống, người ta ít quan tâm đến pH nhưng khi pH thấp lại gây ra nhiều khó khăn cho các giai đoạn xử lý phía sau.
pH ảnh hưởng rất nhiều đến bể sinh học như:
- Giảm khả năng hoạt động của enzym.
- Tăng hydrogen sunfide (H2S) trong nước.
- Quá trình bùn hoạt tính giảm khả năng kết bông.
- Nhiều loại vi khuẩn dạng sợi phát triển gây ra nhiều sự cố như bùn nổi.
Cách tăng nồng độ pH trong nước thải:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ, hạn chế phân hủy nội bào.
- Cân bằng nồng độ BOD/COD để tránh hiện tượng thiếu tải hoặc quá tải xảy ra.
- Đối với tỷ lệ chất dinh dưỡng BOD:N:P = 100:5:1 phải được cân bằng và bổ sung hợp lý.
Vi khuẩn dạng sợi phát triển nhiều
Bên cạnh những lợi ích như giúp kết bông các khối bùn hoạt tính và lắng nhanh hơn. Vi khuẩn dạng sợi khi phát triển quá nhanh cũng là vấn đề nan giải. Khi mật độ quá lớn, vi khuẩn dạng sợi thường gây hiện tượng bùn khó lắng, bùn nổi, giảm hiệu suất xử lý BOD, tăng hàm lượng TSS và sinh ra lượng bùn lớn.
Vậy nên phải thường xuyên kiểm soát chúng khi thấy SV30 cao hơn 900 mg/l chứng tỏ hệ thống chứa rất nhiều vi khuẩn dạng sợi. Hãy nhanh chóng loại bỏ chúng bằng cách dùng Clorin hoặc H2O2 để hạn chế và ổn định sự phát triển của chúng.
Để xử lý triệt để các vấn đề này, Quý khách hàng và đối tác có thể liên hệ tới công ty xử lý môi trường Hợp Nhất để nhận hỗ trợ!