6 sự cố hay gặp trong hệ thống xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhiều hệ thống xử lý lý nước thải thường xuyên phải đối mặt với nhiều hạn chế khiến quá trình xử lý bị gián đoạn từ các hiện tượng thường thấy liên quan đến bùn, pH. Dưới đây là các nguyên nhân và cách khắc phục về một số sự cố thường thấy.
Bùn không thể lắng
Bùn chuyển sang màu nâu nhạt, khả năng lắng thấp khiến chất lượng nước kém vì bùn không thể tách ra khỏi bể lắng
Nguyên nhân:
- Không đủ sinh khối (điều này thường thấy khi tỷ lệ MLSS giảm đột ngột). Nồng độ sinh khối lý tưởng từ 4000 – 5000 ppm tùy thuộc vào các yếu tố như đặc tính nước thải, giá trị BOD đầu vào
- Do sự phát triển vi khuẩn dạng sợi vì sục khí tạo ra DO thấp, tỷ lệ chất dinh dưỡng thấp, MLSS quá cao, sự thay đổi của thủy lực, BOD đầu vào, sự hiện diện chất độc hại làm ức chế sự phát triển của sinh khối và pH quá thấp
Cách xử lý:
- Tiến hành nuôi cấy sinh khối
- Cân bằng, định lượng các loại hóa chất như polyme trong bể lắng để bùn hình thành phna tử lớn dễ lắng hơn
Bùn nổi trong bể lắng thứ cấp
Nguyên nhân:
- Vì tình trạng thiếu khí làm ức chế quá trình khử nito vì sự hiện diện nhiều vi khuẩn không mong muốn
- Bùn đang trong quá trình phân hủy
Cách giải quyết:
- Cần kiểm soát tốc độ sục khí nhằm đảm bảo mức DO tốt nhất, tránh sục khí quá mức
- Cần tăng tỷ lệ bùn, giảm tuổi bùn hoặc lắp đặt bể thiếu khí
- Cần xử lý vi khuẩn dạng sợi khiến bùn bị phồng lên
Bùn nổi lên bề mặt
Quá trình keo tụ làm xuất hiện nhiều flocs, hạt mịn, chất rắn nổi lên trên bề mặt của bể lắng. Điều này khiến chất lượng nước đầu ra bị đục.
Nguyên nhân:
- Do đặc tính bùn lắng quá nhanh
- Tỷ lệ F/M quá thấp khiến VSV tăng nhanh
- Sục khí quá mức hoặc tải lượng BOD quá thấp
Cách xử lý:
- Kiểm soát tốc độ sục khí hoặc tăng tải lượng BOD
- Tăng lượng bùn thải
- Loại bỏ chất độc hại ra khỏi hệ thống xử lý
Tốc độ phân hủy bùn
Nguyên nhân:
- Do mức độ oxy hòa tan thấp
- Do tuổi bùn hoặc thời gian lưu bùn quá lâu trong bể hoạt tính
Cách xử lý:
- Tăng thời gian sục khí hoặc nâng cao hiệu quả của thiết bị sục khí
- Tăng tần suất thải bùn
Bọt nổi
Bọt nổi được phân chia thành nhiều loại, có thể quan sát bằng mắt thường:
- Bọt màu trắng, đặc khi VSV quá thấp, F/M quá cao. Do quá trình vận hành hệ thống XLNT quá tải khi MLSS chưa đạt giá trị tối ưu hoặc do sự thay đổi lớn về đặc tính nước thải. cần làm chậm tốc độ tải cho đến khi đạt ngưỡng MLSS lý tưởng
- Bọt màu trắng nến nâu nhạt. do sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi. bọt này khá phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải sinh học nên việc sử dụng phương án bơm bùn là thích hợp
- Bọt có màu đen thường thấy trong các hệ thống hoạt động lâu năm với nồng độ MLSS
pH giảm
Khi pH giảm khiến nước thải mang tính axit dưới 6 sẽ gây ức chế sự tăng trưởng của vi sinh vật.
Nguyên nhân:
- Quá trình nitrat hóa
- Chất độc hại
Cách xử lý:
- Cần duy trì nồng độ MLSS tối ưu bằng cách tăng hoặc giảm tỷ lệ lưu hồi bùn, kiểm soát tốc độ sục khí
- Cần loại bỏ hết chất độc hại ra khỏi hệ thống
- Thêm xút để khắc phục tình trạng ph giảm mạnh
Trong bùn hoạt tính, VSV tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và tiêu thụ chúng như nguồn thức ăn cố định. vi khuẩn hình thành chất nhờ để kết tụ chất rắn thành khối lượng lớn ra khỏi nước. Hiệu quả loại bỏ chất thải phụ thuộc và mức độ kết dính vi khuẩn, khả năng tiêu thụ chất hữu cơ, đặc tính keo tụ khi cải thiện sẽ làm tăng quá trình lắng.
Dịch vụ xử lý môi trường của Hợp nhất cung cấp hiệu quả các quy trình xử lý và khắc phục các sự cố xảy ra. Mục tiêu của chúng tôi là xác định chính xác, phân tích và giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo hiệu suất, tuân thủ các quy định. Vì thế chúng tôi sẽ đánh giá nguồn thải, tính toán công suất, hiệu quả thiết bị, nhu cầu vận hành – bảo trì trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ dịch vụ chi tiết nhất.