7 nhiệm vụ chính trong quản lý môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Cơ chế, chính sách được chỉnh sửa bổ sung để hoàn thiện Luật bảo vệ môi trường hướng đến việc hạn chế những hệ lụy của ô nhiễm đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Mới đây nhất tại cuộc họp báo diễn ra vào ngày 20/07 đã đề ra 7 nhiệm vụ chính trong công tác bảo vệ môi trường trong 6 tháng cuối năm 2020.
Bộ tài nguyên môi trường và nhiệm vụ trọng tâm
Đứng trước nhiều khó khăn thách thức do đại dịch Covid19 đã và đang gây ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ TNMT phải giải quyết triệt để những vấn đề còn tồn đọng, đồng thời phát huy mọi tiềm lực để quản lý, giám sát chặt chẽ hơn các vấn đề liên quan đến xử lý môi trường:
- Hoàn thiện các chính sách, thể chế pháp luật; xử lý môi trường triệt để tại một số điểm nóng
- Quy hoạch biển quốc gia, quỹ đất sử dụng hợp lý theo 2 giai đoạn 2020 – 2030 và 2030 – 2050
- Xây dựng và cải cách một số nguồn cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng phù hợp với từng lĩnh vực theo định hướng phát triển chung của toàn xã hội.
- Hoàn thiện và công khai các số liệu về kiểm kê đất đai để lập quy hoạch các nguồn đất cho quốc gia. Có phương án kế hoạch để dự báo về khả năng suy thoái, cạn kiệt tài nguyên đất hay diện tích đất nằm trong phạm vị bị ngập mặn ở tương lai gần,…qua đó đề xuất các giải pháp ứng phó.
- Hoàn thiện một số mô hình quy chuẩn theo lộ trình ở các nước phát triển để có chính sách bảo tồn đa dạng sinh học; phân vùng và quy hoạch đầu tư,…tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của các ngành kinh tế.
- Cải thiện một số trang thiết bị để nâng cao năng lực về dự báo tình hình thời tiết cực đoan; cảnh báo thiên tai sớm nhất cho người dân và đồng thời lên phương án ứng phó chống biến đổi khí hậu.
- Triển khai các chương trình đánh giá thực tế về khả năng sạt lở, ngập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó lên phương án ứng phó và kế hoạch phát triển tổng thể các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ các công tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, Thủ tương chính phủ cũng nhân mạnh tầm quan trọng của một số hoạt động khác trong công tác bảo vệ môi trường như:
- Kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm, trong đó đặc biệt chú trọng đến rác thải nhựa trên biển
- Đánh giá, quản lý tài nguyên khoáng sản
- Quản lý chất lượng nguồn nước, không khí tại một số thành phố lớn
- Quy hoạch một số giải pháp thực tiến và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành tái chế chất thải rắn.
Công ty xử lý nước thải, khí thải Hợp Nhất sẽ luôn đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường!