8 bước xử lý nước thải nhà máy sữa
Đã kiểm duyệt nội dung
Như một điều kiện tất yếu với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào đã tạo tiền đề quan trọng để nhà máy chế biến sữa ngày càng có vị thế phát triển trong tương lai. Bên cạnh những đóng góp to lớn của ngành sữa bằng việc cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người thì ngành này cũng có tác động không nhỏ đến ô nhiễm môi trường. Xử lý nước thải nhà máy sữa cũng nhờ thế ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn. Nhiều nhà máy đã chủ động đầu tư xây dựng hệ thống xlnt nhằm hạn chế phát sinh nước thải ô nhiễm trong quá trình sản xuất thải trực tiếp ra ngoài môi tường xung quanh.
1. Nguyên nhân - đặc điểm nước thải ô nhiễm từ nhà máy sữa
Hầu như các nhà máy sữa hiện nay còn sử dụng công nghệ lạc hậu, trình độ sản xuất còn kém khiến nguồn năng lượng tiêu hao lớn, phát sinh nguồn nguyên liệu cao làm ô nhiễm môi trường từ các sản phẩm dư thừa hoặc hư hỏng làm thất thoát ra ngoài trong quá trình sản xuất.
Đặc biệt, hầu như các nhà máy với số lượng công nhân đông chưa có kế hoạch quy hoạch cụ thể, nằm gần khu dân cư, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư và sản xuất nên nguồn nước chưa được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
2. Đặc tính của nước thải nhà máy sữa
Nước thải chế biến sữa thường có tính kiềm hoặc axit và chúng có khuynh hướng biến chuyển thành acid vì sự thiếu hụt nguồn oxy hòa tan trong nước. Vì thế đã tạo điều kiện cho các phản ứng lên men biến lactose thành acid lactic, nồng độ pH giảm và xảy ra hiện tượng kết tủa casein.
Nước thải nhà máy sữa chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, ít chất lơ lửng vì thế nhiều vi khuẩn, vi sinh vật tiêu thụ nhanh. Ngoài ra lượng nito và photpho cũng khá cao gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.
3. Các bước xử lý nước thải nhà máy sữa
Quy trình các bước xử lý nước thải nhà máy sữa được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Nước thải trước khi đi vào hố thu sẽ đi qua song chắn rác nhằm loại bỏ hoàn toàn các tạp chất thô. Hố thu có nhiệm vụ bơm nước sang các công trình phía sau bằng máy bơm chìm.
Bước 2: Nước thải nhà máy sửa thường chứa nhiều chất béo. Tại bể này, vì chất béo có trọng lượng nhỏ hơn phân tử nước nên chúng nổi lên trên mặt nước. Nước thải được chia thành 3 lớp chính: lớp dưới cùng là chất cặn, lớp giữa là nước và lớp trên cùng là chất béo được vớt bỏ và gạt ra ngoài.
Bước 3: Tiếp tục xử lý nước thải nhà máy sữa tại bể điều hòa, nước thải được điều chỉnh nồng độ và lưu lượng nguồn nước được trung hòa.
Bước 4: Sau đó nước thải bơm qua bể tuyển nổi. Nhờ vậy mà cặn lắng, dầu mỡ chất béo còn lại được tách bỏ.
Bước 5: Bể UASB sẽ là nơi xử lý tiếp theo. Chức năng của bể UASB có thể khử hàm lượng BOD, COD. Khi đó, lượng khí sinh ra được thu vào bình chứa sử dụng làm khí đốt hoặc cung cấp năng lượng để chạy máy phát điện.
Bước 6: Đây là giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Nhiệm vụ của VSV hiếu khí là oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ làm thức ăn và tái tạo tế bào mới. Trong đó, nguồn oxy cung cấp cho VSV xuất phát từ quá trình sục khí liên tục và thường xuyên.
Bước 7: Hàm lượng chất rắn lơ lửng dưới tác dụng của trọng lực sẽ lắng xuống đáy bể lắng.
Bước 8: Ngoài ra, người ra còn dùng thêm hóa chất khử trùng để diệt vi khuẩn, vi rút, vi sinh vật có hại trong nguồn nước.
4. Một số phương pháp dùng để xử lý nước thải nhà máy sữa
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước thải nhà máy sữa:
- Xử lý bằng phương pháp cơ học;
- Xử lý bằng phương pháp hóa lý;
- Xử lý bằng phương pháp hóa học;
- Xử lý bằng phương pháp sinh học;
- Xử lý bằng phương pháp nhiệt.
4. Công ty chuyên xử lý nước thải nhà máy sữa
Nếu Quý khách hàng có nhu cầu xử lý nước thải nhà máy sữa hay xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải sản xuất,...hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 - 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!
Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo nguồn tài liệu Tổng hợp từ Internet.