8 điều cần biết về nước thải ngành tái chế
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong quá trình phát triển kinh tế, ngành công nghiệp tái chế nước dần dần có được chỗ đứng nhất định vì nó giải quyết tạm thời các vấn đề về công nghệ, lợi nhuận và nhận thức cộng đồng. Vì thế hôm nay Hợp Nhất - công ty chuyên xử lý môi trường xin chia sẻ 8 điều mà bạn cần biết liên quan đến việc tái chế nước thải.
Các chính sách về tái chế nước thải
Nhóm Tài nguyên nước 2030 (Ngân hàng Thế giới) khuyến khích việc xử lý và tái sử dụng nước thải là nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu. Tái sử dụng nước sẽ giảm áp lực nguồn tài nguyên nước cấp. Quá trình tái sử dụng nước có thể áp dụng qua hình thức làm việc với nhà đầu tư có khả năng thương mại hóa HTXLNT và hệ thống tái sử dụng nước thải công nghiệp; cần khuyến khích ngành công nghiệp sử dụng nước thải sau xử lý cho các quy trình sản xuất.
Và để nâng cấp cơ chế quản lý cần hoàn thiện khung pháp lý hiệu quả hơn. Tăng cường áp dụng quy định của nhà nước liên quan đến quá trình xả thải và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
Hơn 80% nước thải được xử lý nhưng chỉ có 10% được tái chế
Vấn đề xử lý nước thải và tái chế nước khá phổ biến hiện nay. Bởi lẽ quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa nhanh chóng dẫn đến sự gia tăng lớn về lượng nước thải. Ở nước ta, với hơn 80% lượng nước thải được xử lý nhưng mới chỉ có 10% nước tái chế được tuần hoàn lại cho các mục đích khác.
Tất cả các thành phố, đô thị đều trang bị trạm xử lý nước thải
Việc sử dụng nước tái chế phụ thuộc nhiều vào ngành xử lý nước thải. Tuy nhiên những bất cập như mạng lưới thoát nước không hoàn hảo và lo ngại về thách thức liên quan đến quản lý và kiểm soát chất lượng nước cũng tác động lớn đến mục đích này. Do đó mà việc xây dựng trạm xử lý nước thải là điều kiện cần thiết và quan trọng nhất hiện nay để giảm thiểu mức độ ô nhiễm.
Thách thức về ứng dụng công nghệ chưa cao và lợi nhuận thấp
Nước thu hồi đáp ứng các yêu cầu nhất định về việc sử dụng lại nguồn nước này. Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề nước tái chế thường có chất lượng thấp. Nhiều nhà máy vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu này, nhất là thu hồi nước chất lượng khá thấp nhưng chi phí xử lý nước thải lại cao và hiệu quả xử lý kém hơn.
Sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và phí nhận được khiến việc sinh lợi nhuận rất khó khăn. Do đó, tùy theo vị trí và đặc trưng từng nhà máy mà có chi phí vận hành và chi phí xây dựng tương ứng.
Tăng khả năng khử mặn nước biển
Ngoài nước thải, người ta dần chú trọng hơn với việc tái chế và khử mặn nước biển. Đó là dự án liên quan đến việc sử dụng nước biển để làm mát cho các ngành công nghiệp. Sử dụng nước biển chủ yếu làm mát thiết bị cho các nhà máy điện và ngành công nghiệp hóa dầu. Đã xuất hiện nhiều dự án sản xuất điện năng bằng cách sử dụng nước biển làm mát.
Tuy nhiên phương pháp này lại vấp phải nhiều ràng buộc vì chi phí khử muối tương đối cao và tiêu thụ nguồn năng lượng lớn. Chưa kể khoảng cách công nghệ và quản lý nước biển vẫn chưa hoàn thiện.
Ứng dụng hệ thống đất ngập nước xlnt
Việc sử dụng hệ thống đất ngập nước gồm các đặc trưng như sau:
- Các ao chứa nước có tác dụng làm cảnh quan.
- Bể chứa (ngăn chứa không thấm nước chất lỏng) và bể chứa– trữ nước mưa sử dụng lại để trồng rừng, xả nước, tưới tiêu,…
- Hệ thống có sử dụng quy trình tự nhiên với thảm thực vật phong phú với tổ hợp vi sinh vật liên quan để cải thiện chất lượng nước.
Nhiều ngành công nghiệp tiêu thụ nước cũng đang tái chế nước thải
Các ngành công nghiệp có mức độ tiêu thụ nước lớn như khai thác than, nhiệt điện, khai thác mỏ than cũng được tái chế và tái sử dụng. Trong lĩnh vực nhiệt điện, nước thải từ tháp giải nhiệt được tái sử dụng làm sạch và phun nước tro xỉ hoặc tuần hoàn lại hệ thống làm mát thiết bị. Nhiều doanh nghiệp có nhà máy xlnt riêng tại chỗ nên việc tái chế diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Bể phản ứng sinh học màng – công nghệ đầy hứa hẹn trong tái chế nước
MBR là công nghệ màng sinh học rất lý tưởng để tái chế nước như xử lý nước thải và khử mặn nước biển. MBR là sự kết hợp màng lọc và phương pháp sinh học truyền thống chỉ cho phép các phân tử nước đi qua và giữ lại chất ô nhiễm.
Lợi thế lớn nhất của màng MBR đó là chất lượng nước sau xử lý cao, ít phát sinh bùn thải và ít chiếm diện tích xây dựng. Song song, cần xem xét đến chi phí và tiêu thụ điện năng của hệ thống. Trong vài năm tới, người ta sẽ cải tiến màng MBR liên quan đến chi phí đầu tư và vận hành tối ưu nhất.
Xem thêm về dịch vụ xử lý nước thải tái chế!