8 kỷ lục cực đoan về thời tiết được xác nhận
Đã kiểm duyệt nội dung
8 kỷ lục khắc nghiệt nhất về các hiện tượng thời tiết được ghi nhận lại theo thống kê từ WMO (World Meteorological Organization) – Tổ chức Khí tượng thế giới về nhiệt độ, lượng mưa, hạn hán,….
Kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tại California
California được biết đến là nơi nóng nhất trên thế giới, đỉnh điểm là tháng 7 khi nhiệt độ trung bình ghi nhận ở mức 46.7 độ C, với nhiệt độ này bạn có thể nướng một chiếc bánh mỳ mà không cần lò. Nhiệt độ cao nhất ở đây được xác nhận kỷ lục vào năm 1913 với nền nhiệt tới 56.7 độ C trong thống kê của WMO.
Kỷ lục về nhiệt độ thấp nhất ở Vostok
Không giống như ở California, tháng 7 ở Vostok, Nam Cực lại được ghi nhận kỷ lục là khu vực có nền nhiệt độ thấp nhất. Kỷ lục này được xác nhận vào năm 1983 với nhiệt độ - 128.5 độ C (thống kê của WMO vào ngày 21/07) so với nhiệt độ trung bình hàng năm là -89.2 độ C.
Đây cũng là khu vực có thời tiết lạnh giá quanh năm, ở độ cao trên 3400 mét thì nơi đây dường như không bao giờ được đón ánh nắng mặt trời.
Lượng mưa cao nhất trong 24h
Đây là kỷ lục được xác nhận tại một hòn đảo thuộc phía Nam của Ấn Độ Dương, có tên là Cyclone Denise, Foc-Foc, La Réunion. Chỉ trong 24h, mưa lớn kéo dài khiến toàn hòn đảo này ngập sâu trên 1km, ước tính nước mưa đã dâng lên gần 71.8 inches (gần 1830m). Đây là kỷ lục được xác nhận vào ngày 08/01/1986.
Kỷ lục về lượng mưa lớn nhất kéo dài trong 60s
Ngày 04/07/1956 tại Unionville, Maryland đã diễn ra đợt mưa “siêu đen”, chỉ trong vòng 60s lượng mưa tại đây đã dâng cao đến 31.2 mm (khoảng 1.22inch).
Hạn hạn kéo dài nhất lịch sử
173 tháng sống trong khô hạn là khoảng thời gian mà người dân tại Arica, Chile đã phải trải qua. Trong suốt hơn 14 năm, tại khu vực này không có một hạt mưa nào. Cơn hạn hán này bắt đầy từ tháng 10/1903 và kết thúc vào tháng 01/1918.
Hạt mưa đá nặng nhất tại Gopalganj
Ghi nhận tại Gopalganj, Bangladesh kỷ lục về hạt mưa đá nặng nhất đã được xác nhận có trọng lượng 1.02 kg vào ngày 14/04/1986. Đây là trận mưa diễn ra trong một cơn bão và khiến 92 người dân tại đây thiệt mạng.
Khu vực lạnh nhất có người sinh sống
Năm 1933, nhiệt độ ở mức -68 độ C được xác nhận tại làng Oymyakon Siberia của Nga là kỷ lục về khu vực lạnh nhất có người sinh sống.
Kỷ lục về con đường lạnh nhất
Với nhiệt độ -67.7 độ C, con đường cao tốc dài 2.031 km tại M56 – Kolyma của Nga được xác nhận là con đường lạnh nhất thế giới. Để tưởng nhở những tù nhân đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng, con đường này còn được gọi với cái tên: “con đường của những khúc xương”.
Trên đây là những kỷ lục về hiện tương thời tiết cực đoan được công ty môi trường Hợp Nhất tổng hợp lại. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!