An ninh nguồn nước tại sông Mê Kông
Đã kiểm duyệt nội dung
Sông Mê Kông là con sông lớn thế giới với điểm khởi nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) và chảy qua các quốc gia Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Giá trị kinh tế mà con sông mang lại rất lớn, chủ yếu phục vụ cho giao thông đường thủy, phát triển nông nghiệp và sản xuất điện từ các nhà máy thủy điện.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, sông Mê Kông lại gặp không ít khó khăn và trở ngại. Và mối lo ngại lớn nhất là an ninh tài nguyên nước và môi trường đang bị đe dọa. Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ tới bạn đọc về thực trạng này!
Ô nhiễm nguồn nước gia tăng
Sông Mê Kông ở Việt Nam chủ yếu phục vụ bà con nông dân ở ĐBSCL. Người dân sinh sống và sinh hoạt chủ yếu dựa vào nguồn nước này. Đáng lưu ý, Việt Nam lại nằm ở cuối thượng nguồn dòng sông. Vì thế ở hạ lưu việc xả thải hay không đảm bảo chất lượng nguồn thải trước khi dẫn ra sông sẽ tác động rất lớn đến khu vực phát triển kinh tế ở hạ nguồn.
Nuôi trồng thủy sản là nguồn kinh tế chủ lực của người dân ĐBSCL. Dọc bờ sông Tiền, sông Hậu, người dân sống phụ thuộc vào các vụ cá tra. Được biết, để nuôi loài cá này đạt năng suất thì khu vực sát đầu nguồn là môi trường lý tưởng nhất vì chất lượng nước tốt do nước không bị ô nhiễm.
Trước khi chảy vào địa phận nước ta, các quốc gia khác như Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan cũng có nuôi trồng thủy sản. Vì thế việc nuôi không đảm bảo, không xử lý nước thải thủy sản đúng cách sẽ khiến nguồn nước hạ nguồn bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì thế, người dân cuối nguồn chịu thiệt thòi nhiều nhất vì môi trường không đảm bảo chất lượng đối với sự phát triển của cá.
Trong những bản tin thời sự nóng hổi, cách mà con người đối xử với môi trường cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước sông ô nhiễm. Không phải ngẫu nhiên mà các báo đài mỗi ngày, mỗi tháng đưa từ một đến vài tin về các sự kiện như cá chết trắng sông, hay tôm nhiễm dịch bệnh tràn lan làm thất thoát hàng trăm, hàng tỷ đồng của người nuôi.
Việc người dân phát triển ồ ạt các ao, trang trại nuôi cá khiến nguồn nước không được đảm bảo và cản trở dòng chảy. Điều đáng nói, nhiều hộ nuôi vẫn chưa có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống xung quanh. Vì thế, trước tiên, chúng ta hãy tự bảo vệ nguồn sống, chỉ có bảo vệ môi trường thì mới mang lại nguồn lợi to lớn cho con người trong tương lai.
Cái giá khi phát triển thủy điện
Sông Mê Kông đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề và thách thức to lớn về BĐKH, an sinh xã hội, ô nhiễm, rác thải, xâm nhập mặn, hạn hán. Trong đó, lưu vực sông vùng hạ lưu bị tác động lớn từ BĐKH, lượng mưa ngày càng ít, hạn hán kéo dài, kèm với phát triển thủy điện quá nhiều khiến dòng chảy sụt giảm.
Trong thời gian tới, sông Mê Kông sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mất an ninh nguồn nước như thay đổi dòng chảy, lưu lượng, nhiệt độ vì sẽ đe dọa đến hệ sinh thái. Điều quan trọng, vì dân số không ngừng gia tăng mà các nước dọc sông đang tiến hành xây dựng nhiều đập thủy điện lớn để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Đối với những dự án thủy điện không đảm bảo kỹ thuật thường gây ra các vấn đề về môi trường, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó việc sụt giảm nguồn lợi về thủy sản, dòng nước thay đổi, giảm phù sa khiến ngành nông nghiệp giảm năng suất cũng là những vấn đề đáng lo ngại.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Lào và Campuchia nên từ bỏ việc xây dựng các dự án thủy điện. Thay vào đó, Việt Nam có thể tham gia cùng họ để chia sẻ kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo, từ bỏ nhiên liệu hóa thạch và tăng cường vào các dự án sử dụng năng lượng mặt trời, gió.
Chưa kể, những thủy điện vừa và nhỏ xây dựng nhưng chưa có báo cáo ĐTM hoàn chỉnh. Nên khi dự án đi vào hoạt động chính thức thường gây ra rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường, mất đa dạng sinh học, giảm chất lượng nguồn nước.
Với những tác động trên, các quốc gia cần chung tay thiết lập cơ chế bảo đảm ổn định an ninh nguồn nước với nhiều giải pháp bền vững hơn.