Ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế toàn cầu
Đã kiểm duyệt nội dung
Dịch viêm phổi cấp Corona với chủng mới là Covid-19 có những diễn biến rất phức tạp trên toàn cầu. Đây là tình trạng y tế mang tính khẩn cấp toàn cầu bùng phát ở thành phố Vũ Hán từ đầu tháng 12/2019, hiện nay đã lan rộng sang 28 quốc gia và cũng lãnh thổ khắp thế giới.
Cập nhật tin tức về Covid-19 ngày 18/02
Theo số liệu thống kê của hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế thì tính đến thời điểm 8h30 ngày 18/02/2020 về dịch bệnh viêm phổi cấp Corona:
- 73.333 số trường hợp dương tính với virus Corona
- 1.873 người tử vong (1.868 người tại Trung Quốc)
Tại Việt Nam đã có 16 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó đã có 9 ca khỏi bệnh và xuất viện. Tại thủ đô Hà Nội, vào ngày 17/02 đã có thêm 3 trường hợp nghi nhiễm virus Covid-19, tiếp tục cách ly 336 người, có tất cả 68 trường hợp đang nằm trong diện nghi ngờ nhiễm virus Covid-19. Trong số này đã có 66 người được xét nghiệm và cho kết quả âm tính. Còn lại 2 trường hợp tiếp tục cách ly do chưa có kết quả xét nghiệm và cần theo dõi.
Tại các tỉnh Khánh Hòa, Thanh Hóa thì ông Đỗ Xuân Tuyên – Thứ trưởng Bộ Y tế đã công bố hết dịch bởi không xuất hiện bệnh nhân mới sau hơn 30 ngày. Trước đó thì thủ tướng Chính Phủ đã ra công bố về dịch tại Khánh Hòa, Thanh Hóa và Vĩnh Phúc.
Hiện nay, tại nhiều tình thành đã thực hiện cách ly với người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus Covid-19, có thể kể đến:
- Cách ly 2.300 công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về tại các doanh trại quân đội.
- 1.417 trường hợp được cách ly tại tỉnh Bình Dương.
Ảnh hưởng của virus Corona đến môi trường và kinh tế
Theo các báo cáo tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp virus Covid-19 thì theo đánh giá của các chuyên gia – tổ chức quốc tế, nền kinh tế của cả thế giới vào năm 2020 sẽ có xu hướng giảm. Trong đó, các ngành chịu tác động lớn nhất của dịch là: Thương mại, du lịch, hàng không, vận tải,…cùng với đó là một chuỗi các ngành liên quan đến cung ứng các trang thiết bị: phụ tùng ô tô, điện thoại, linh kiện điện tử - điện thoại,….
Nhìn chung thì Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu, làm gián đoạn các nguồn cung ứng sản phẩm, hàng hóa và trực tiếp gây trì trệ đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Và chắc chắn, Việt Nam cũng chịu không ít những ảnh hưởng bởi chúng ta có đường biên giới dài, giáp với Trung Quốc và nền kinh tế thị trường luôn mở cửa tự do.
Đối với môi trường, Covid-19 dường như đang khiến nguồn khí thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp, giao thông vận tải,…giảm mạnh tuy nhiên với yêu cầu cấp thiết từ ngành y tế, chắc chắn rằng lưu lượng nước thải cũng sẽ theo đó tăng đáng kể. Đặt ra một bài toán mới cho các công tác bảo vệ và xử lý môi trường cũng như lời giải cho bài toán xử lý nước thải ô nhiễm.
Để đối phó với dịch bệnh Covid-19, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến sức khỏe và nền kinh tế, thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các tổ chức y tế trong nước, mỗi công dân Việt Nam cần hiểu biết về dịch bệnh và có những phương pháp phòng tránh, cách ly kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân. Bên cạnh đó, thủ tướng cũng nhấn mạnh về các công tác: làm sao để tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển để hoàn thành mục tiêu năm 2020?