Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Bài học kiểm soát ô nhiễm môi trường từ Nhật Bản


1599 Lượt xem - Update nội dung: 16-05-2020 09:12

Đã kiểm duyệt nội dung

Trong những năm 1990, Nhật Bản đã nhận thức rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường vì thế họ cố gắng và nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng môi trường đô thị bằng những việc làm hết sức ý nghĩa. Thông qua đó, thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm và xem đó là bài học hữu ích nhất.

Vậy phương thức xử lý môi trường tại Nhật là như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về một số phương pháp này.

Bài học kiểm soát ô nhiễm môi trường từ Nhật Bản

Nhật Bản xây dựng chính sách phát triển gắn liền với môi trường

Gánh nặng môi trường đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng gia tăng. Đứng trước những thách thức ấy, Chính phủ Nhật thiết lập nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường bằng cách giải quyết 3 vấn đề như giảm thiểu ô nhiễm; giảm chi phí kiểm soát ô nhiễm và chi phí sức khỏe cộng đồng; giảm giá thành sản phảm và giảm chi phí sử dụng năng lượng.

Quan trọng hơn, người Nhật luôn có những tư duy sáng tạo mới lạ và độc đáo để kiểm soát và giảm phát thải từ các hoạt động của con người. Nhiều quy định mớ ra đời với tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất phát thải, kiểm soát được ô nhiễm nguồn nước, không khí và các chất độc hại.

Đặc biệt họ chú trọng đến công tác giáo dục, xây dựng hệ thống nhận thức cộng đồng về môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp, công ty chủ động ngăn chặn tình hình ô nhiễm.

Trong hệ thống pháp lý của Nhật bản, nổi trội nhất phải kể đến Luật Môi trường năm 1993 gồm nhiều chính sách hệ thống kiểm soát ô nhiễm, quy định về kiểm soát ô nhiễm không khí, kiểm soát ô nhiễm nước, tiêu chuẩn chất độc hại cùng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Ngoài ra còn quy định về biện pháp kiểm tra và kiểm soát môi trường sản xuất công nghiệp,…

Nhật Bản là quốc gia duy nhất có nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực BVMT với hàng trăm tờ báo về môi trường và hàng nghìn hoạt động thiết thực về xử lý chất thải và tham gia bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học.

Hầu như khắp nơi đều tuyên truyền với nhiều thông điệp ý nghĩa về BVMT có tác động lớn đến nhận thức của người dân Nhật Bản. Người Nhật thường sử dụng lại đồ cũ hoặc tái chế, tái sử dụng. Sau khi được sửa chữa, bày bán các vật dụng này được phục hồi và bày bán khắp mọi nơi.

Bài học kiểm soát ô nhiễm môi trường từ Nhật Bản

Thành phố Toyama tham gia giảm phát thải CO2

Toyama vốn dĩ là thành phố trực thuộc Trung ương với chiều dài 4.000m từ đỉnh núi đến đáy biển với vẻ đẹp tự nhiên nổi tiếng. Trước đây, Toyama được biết đến là thành phố có tỷ lệ sử dụng ô tô cá nhân nhiều nhất tại Nhật Bản (khoảng 84% ô tô cá nhân). Và số lượng người sử dụng xe buýt và xe công cộng lại chiếm tỷ lệ khá ít ỏi. 

Và chất lượng môi trường ở đây là nỗi lo của người dân, khi mà vấn đề xử lý khí thải chưa được giải quyết thì khối lượng CO2 khá cao nên du khách khá e dè khi tham quan du lịch ở đây. Chính vì thế TP quyết tâm xây dựng môi trường sống tích cực và trong lành hơn bằng cách nâng cao chất lượng vận tải công cộng giúp thành phố ghi điểm tuyệt đối với người dân và du khách.

TP chuyển đổi cơ cấu dân số từ vùng ngoại ô vào khu vực thuận tiện giao thông công cộng, triển khai kế hoạch dài hạn 20 năm tăng 14% dân số sống tại khu vực giao thông vận tải tốt. Hiện tại tỷ lệ người dân sống tại khu vực này chiếm 28% và kế hoạch sẽ tăng thêm 4%.

Chính quyền TP quy hoạch đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng bằng hệ thống giao thông trung chuyển tốt và chất lượng nhất. Dự kiến tăng 2.266 hành khách/ngày lên 4.988 hành khách. Và sẽ có khoảng 25% người dân chuyển từ sử dụng xe ô tô  cá nhân sang dịch vụ giao thông trung chuyển bằng xe điện giúp giảm bớt gánh nặng về môi trường.

Sau khi xây dựng kế hoạch, TP tập trung tiến hành lắp đặt đường ray và mở rộng các tuyến đường thành phố hoàn thiện tại các khu vực trung tâm. Hệ thống này là tuyến đường sắt có quy mô lớn dựa trên nguyên tắc công – tư.

Dọc tuyến đường này sẽ là công trình công cộng nhu thư viện, nhà ở với khả năng đầu tư hiệu quả. Ngoài ra hệ thống đường sắt, đường trung chuyển, hệ thống xe điện và đường sắt tại phía nam TP cũng được quy hoạch và chuyển đổi thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.

Nhờ diện mạo thay đổi này mà năm 2008, Toyama được bình chọn là TP thân thiện điển hình của Nhật Bản trong việc nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả. Tiếp bước những giá trị sẵn có, mục tiêu của TP đến năm 2030 giảm lượng CO2 khoảng 30% và đến năm 2050 sẽ giảm đến 50%.

Do đó TP đã tổ chức hơn 200 cuộc họp trong 3 năm liền nhằm tuyên truyền và giải thích ý nghĩa hoạt động BVMT đến từng người dân để nhấn mạnh triển vọng của dự án trong tương lai giúp người dân không còn phụ thuộc vào ô tô cá nhân.

Xem thêm bài viết về phương pháp xử lý khí thải!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:51 21-04-2025)
Các công ty dệt nhuộm cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ môi trường, trong đó thực hiện các hồ sơ môi ...
(11:02 19-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
(09:03 19-04-2025)
Môi trường Hợp Nhất là công ty xử lý nước thải tại Gia Lai chuyên cung cấp các gói dịch vụ về thiết kế, thi công, ...
(08:50 18-04-2025)
Ký túc xá trường học là nơi sinh sống và học tập của học sinh, sinh viên, vì vậy nước thải phát sinh chủ yếu là ...
(16:44 17-04-2025)
Công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mở ra nhiều cơ hội đổi mới mà còn đi kèm với một số thách thức đối ...
(10:00 16-04-2025)
Hồ sơ kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là một phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường và an ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768