Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Bài học môi trường từ sự cố Rào Trăng 3


837 Lượt xem - Update nội dung: 19-11-2020 09:56

Đã kiểm duyệt nội dung

Từ sự việc thủy điện Rào Trăng 3 xả lũ gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống vùng hạ lưu và nghiêm trọng nhất khiến hàng chục chiến sĩ ra đi vĩnh viễn thì chúng ta cần nhìn nhận đến vấn đề xây dựng dự án thủy điện vừa và nhỏ ở nước ta.

Đặc điểm của thủy điện vừa và nhỏ dưới góc nhìn của chuyên gia

Trong thời gian vừa qua, sự xuất hiện thủy điện vừa và nhỏ đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển kinh tế của cả nước, giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất nguồn ngăn lượng dồi dào cung cấp cho các địa phương trên cả nước.

Vì sao nước ta ngày càng phát triển các thủy điện nhỏ? Vị trí địa lý ở nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm và mưa nhiều, chưa kể nguồn tài nguyên dồi dào. Theo thống kê, các thủy điện này đóng góp cho hơn 5 tỷ kWh điện cho mạng lưới điện quốc gia, đảm bảo tính ổn định cho vấn đề an ninh năng lượng, là nguồn năng lượng sạch và xanh hơn.

Chính vì thế mà không phải ngẫu mà các dự án này được đánh giá tác động môi trường dự án thủy điện luôn được các cơ quan nhà nước phê duyệt.

Với những sự việc nghiêm trọng mà nhà máy thủy điện gây ra trong thời gian mưa lũ vừa qua, chúng ta cần nhận diện lại hiện trạng các nhà máy thủy điện ở miền Trung. Do vị trí địa lý nên thủy điện vừa thường không có khả năng phòng lũ. Các lưu vực sông thường nhỏ, nông nên lòng sông rất dốc. Ngoài ra, thủy điện vừa và nhỏ ở đây không có xả đáy thường xuyên nên dung tích ngày càng bé lại. Do đó mà các chuyên gia cảnh báo có rất nhiều ảnh hưởng xuất phát từ các dự án thủy điện này.

Bài học môi trường từ sự cố Rào Trăng 3

 

Những tác động từ việc xây dựng thủy điện vừa và nhỏ

  • Việc xây dựng nhà máy thủy điện làm thu hẹp diện tích đất, thu hẹp diện tích rừng đầu nguồn cùng các nguồn tài nguyên quý giá khác.
  • Làm thay đổi chế độ thủy văn ở các dòng sông, độ sâu khiến mực nước tăng lên làm phân tầng dòng chảy ảnh hưởng đến dòng chảy ở hạ lưu. Vấn đề này hầu như chưa được quan tâm nhiều khi lập đtm cho dự án thủy điện.
  • Thủy điện làm thay đổi chất lượng môi trường sống, sự sinh tồn của các loài sinh vật, lắng phù sa lòng hồ khiến vùng hạ lưu bị thiếu cát, trầm tích nghiêm trọng.
  • Hệ lụy phát triển thủy điện thường không tuân theo quy hoạch khiến rừng bị phá hủy nhanh, sông khô cạn, lũ lụt kéo dài bất thường kèm theo với nhiều nguy cơ đe dọa đến đời sống người dân.

Hiện nay, Gia Lai là tỉnh có tiềm năng phát triển thủy điện. Cho đến nay có 21 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ đã vận hành. Còn các tỉnh Duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên, Quảng Nam hiện có 62 dự án đã được phê duyệt, và 47 dự án đang được thực hiện.

Tuy nhiên xét về yếu tố môi trường thì việc “quy nạp” thủy điện gây ra lũ lụt miền trung vừa qua thì chưa khách quan. Vì bão lũ chủ yếu do sự hội tụ của nhiều yếu tố như Elnino – Ladina, biến đổi khí hậu.

Bài học kinh nghiệm từ sự cố Rào Trăng 3

Việc xây dựng thủy điện nhỏ thường giao cho các tỉnh và doanh nghiệp tư nhân thực hiện để tái tạo nguồn điện như pin mặt trời, gió. Tuy nhiên, vấn đề BVMT chưa được quan tâm đúng mức mà họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận từ điện, gỗ rừng, kim loại quý hiếm. Trong khi đó việc hoạt động thủy điện có an toàn không và khả năng tái tạo lại rừng là rất thấp.

Các công trình thủy điện có quy mô vừa hay lớn đều rất phức tạp có liên quan đến nhiều vấn đề như thiên nhiên, thời tiết, mưa gió, bão lũ và vị trí địa hình, địa chất. Do đó, khi các dự án được phê duyệt thì cần:

  • Siết chặt công tác quản lý bằng hệ thống quy định, pháp lý rõ ràng hơn. Đặc biệt không phát triển quá nhiều thủy điện nhỏ khi không cần thiết và cần tính toán chặt chẽ vấn đề kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho khu vực hạ lưu và cộng đồng dân cư.
  • Cần nâng cao việc quản lý an toàn và ý thức con người.
  • Chú trọng đến quá trình xây dựng hồ chứa nước đúng kỹ thuật, ngăn chặn sự cố tràn nước.
  • Nâng cấp công trình bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng hoặc mất khả năng xả lũ theo quy định.

​Chi tiết về các dịch vụ của công ty môi trường Hợp Nhất, vui lòng truy cập website: moitruonghopnhat.com để biết thêm thông tin!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768