Bài toán xử lý chất thải rắn tại Việt Nam
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay, chính sách pháp lý về môi trường cùng nhiều biện pháp thiết thực đã được triển khai nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực từ chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt và các hoạt động sản xuất công nghiệp.
Theo những số liệu thống kê về chất thải rắn trong nhiều năm qua, Việt Nam là nước có tỷ lệ thu gom CTR ở mức cao thế nhưng tỷ lệ tái chế lại ở mức rất thấp. Bên cạnh những thách thức trong công tác xử lý khí thải thì bài toán về xử lý chất thải rắn cũng để lại nhiều mối lo ngại về hệ lụy môi trường.
Khó khăn và thách thức từ CTR
Không chỉ đối với Việt Nam, mà ngay cả trên thế giới cũng cho thấy sự khác biệt rõ nét về tỷ lệ tái chế chất thải rắn giữa các nước phát triển có thu nhập cao và các nước có thu nhập thấp hơn. Thực tế, cũng cho thấy, nước ta đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, gồm:
- Thiếu hụt nguồn vốn để đầu tư cho các công tác thu gom và xử lý chất thải
- Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật xử lý để cân bằng giữa việc xử lý hiệu quả và các tiêu chí về an toàn môi trường.
- Hiệu suất của quá trình quy hoạch để thu gom – vận chuyển và xử lý triệt để CTR nằm ở mức thấp
- Tồn đọng nhiều hạn chế về thể chế, pháp lý và chính sách pháp luật CTR.
Nhiều giải pháp hạn chế, xử lý CTR được đề xuất
Nhận định rõ những khó khăn và thách thức về CTR, nhiều giải pháp đã được đề xuất để hướng tới, có thể kể đến:
- Tăng cường nguồn vốn, nhân lực để quản lý CTR: kêu gọi đầu tư; thay đổi cơ chế, chính sách đầu thầu,…trong việc phát triển các công nghệ xử lý CTR.
- Đánh giá chính xác về hiện trạng CTR ở một số địa phương qua đó có những phương án công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp nhất; hạn chế tối đa việc chôn lấp CTR theo cách truyền thống.
- Cải thiện chất lượng của các dự án quy hoạch để quản lý CTR theo nhiều cấp độ khác nhau để qua đó xây dựng cơ sở dữ liệu nâng cao hiệu suất quản lý CTR.
- Đổi mới, hoàn thiện các chính sách pháp luật về BVMT nói chung và quản lý CTR nói riêng.
Ngoài ra, để nâng cao năng suất quản lý và xử lý CTR thì Bộ TNMT cũng kêu gọi mỗi người dân, tổ chức doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức đối với các vấn đề liên quan đến CTR và BVMT như:
- Ưu tiên phát triển nền kinh tế theo phương thức tuần hoàn
- Giảm thiểu phát sinh CTR trong sinh hoạt và sản xuất
- Đầu tư và thúc đẩy các hình thức kinh doanh dịch vụ tái chế và tiết kiệm và thu hồi các nguồn năng lượng từ CTR.
Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết chia sẻ của công ty chuyên xử lý môi trường Hợp Nhất!