Bảng So Sánh Quá Trình Hấp Phụ Và Hấp Thụ
Đã kiểm duyệt nội dung
Hấp phụ và hấp thụ là những cụm từ rất quen thuộc trong lĩnh vực xử lý khí thải và nước thải. Vậy 2 quá trình này khác nhau như thế nào? Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu qua nội dung dưới đây.
1. So sánh quá trình hấp phụ và hấp thụ
Dưới đây là bảng so sánh quá trình hấp phụ và hấp thụ.
So sánh |
Hấp phụ |
Hấp thụ |
Định nghĩa |
Là quá trình một chất bám vào bề mặt hoặc bị hít vào bề mặt của một vật liệu khác. Không có sự đi vào bên trong chất khác mà chỉ là sự liên kết hoặc bám vào bề mặt. Diện tích bề mặt chất hấp phụ lớn sẽ làm tăng hiệu quả hấp phụ, Là quá trình xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị giữ lại trên bề mặt một chất rắn (cấu trúc xốp) hoặc sự gia tăng nồng độ của chất này lên bề mặt chất khác |
Một chất được hấp thụ vào bên trong một chất khác. Chất bị hấp thụ thường đi vào bên trong và tan hoặc phân tán bên trong chất hấp thụ. Diễn ra quá trình vật lý hoặc hóa học, khi đó các phân tử, nguyên tử hay các ion bị khuếch tán và đi qua bề mặt phân cách vào toàn bộ chất lỏng hoặc chất rắn. |
Trao đổi nhiệt |
Quá trình tỏa nhiệt |
Quá trình thu nhiệt |
Nhiệt độ |
Ở nhiệt độ thấp sẽ dễ dàng xảy ra hơn |
Quá trình hoạt động không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ |
Tốc độ phản ứng |
Tăng dần và đạt đến trạng thái cân bằng |
Diễn ra ở một tỉ lệ thống nhất |
Quá trình |
Các phân tử được giữ lỏng lẻo trên bề mặt chất hấp phụ và có thể dễ dàng được loại bỏ. |
Các phân tử hòa tan hoàn toàn hoặc khuếch tán trong chất hấp thụ để tạo thành dung dịch. Sau khi hòa tan, các phân tử không thể tách ra dễ dàng khỏi chất hấp thụ |
2. Ứng dụng của quá trình hấp phụ và hấp thụ
Cả quá trình hấp phụ và hấp thụ đề được ứng dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp như sau:
Lĩnh vực |
Ứng dụng của quá trình hấp phụ |
Ứng dụng của quá trình hấp thụ |
Xử lý khí thải |
Làm sạch không khí, xử lý các chất khí như SOx, NOx, H2S, HCl, H2S, HF, Cl2, v.v… |
Loại bỏ chất gây mùi, hơi dung môi, xử lý bụi. |
Sản xuất công nghiệp |
Tách hỗn hợp khí thành từng phần tử riêng biệt, thu hồi chất để tuần hoàn hoặc chuyển sang công đoạn sản xuất khác. |
Được ứng dụng để làm lạnh thiết bị, máy móc đặc biệt trong ngành sản xuất thực phẩm, dệt may. |
Xử lý nước thải |
Hấp phụ chất ô nhiễm lên bề mặt vật liệu hấp phụ và loại bỏ khỏi nước thải. |
Trong lĩnh vực xử lý nước thải: Loại bỏ độ màu nước thải, ion hòa tan, chất rắn hòa tan. |
Trong tự nhiên |
- |
Rất phổ biến, ví dụ rễ cây hấp thụ nước, ion và muối khoáng để sinh trưởng và phát triển. |
Trên đây là một số sự khác biệt của quá trình hấp phụ và hấp thụ, hy vọng nội dung bài viết đáp ứng được thông tin mà bạn đang cần tham khảo.
Môi trường Hợp Nhất rất hoan nghênh các ý kiến đóng góp từ Quý bạn đọc để nội dung bài viết được hoàn thiện tốt hơn. Xin cảm ơn!