Báo cáo công tác BVMT theo ngành
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay, ngoài các việc lập ĐTM hay kế hoạch BVMT thì doanh nghiệp cần triển khai thực hiện báo cáo công tác BVMT. Thực chất, báo cáo này được thực hiện định kỳ hằng năm tích hợp với nhiều loại báo cáo khác nhau. Chủ cơ sở cần tìm hiểu trong Thông tư 25/2019/NĐ-CP về trách nhiệm của doanh nghiệp, tần suất, tần suất lấy mẫu, cấu trúc và thời gian thực hiện.
Tuy nhiên, vì mới xuất hiện nên quy định về loại báo cáo này còn khá bỡ ngỡ và khiến nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong quá trình triển khai các loại báo cáo với nhau. Vì thế dưới đây là một vài trường hợp liên quan đến Báo cáo công tác bảo vệ môi trường thường gặp nhất.
Báo cáo công tác BVMT cho cơ sở chế biến thức ăn
Công ty chế biến thức ăn sẵn với công suất 1000 – 1500 suất ăn/ngày. Vậy trường hợp này cần quan trắc môi trường như thế nào?
Để thực hiện các chương trình quan trắc, chủ dự án cần dựa vào chất thải phát sinh để thực hiện các loại hồ sơ môi trường quan trọng. Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì nếu dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có phát sinh chất thải (nước thải, khí thải, CTR, CTNH) để lập ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường.
Quá trình chế biến thức ăn có phát sinh nước thải, dầu mỡ, khí thải lò hơi, rác thải sinh hoạt hoặc chất thải nguy hại. Đối với quan trắc môi trường và báo cáo công tác bảo vệ môi trường, chủ dự án thực hiện theo Thông tư 25/2019/NĐ-CP. Doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chất thải theo tần suất 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần.
Báo cáo công tác BVMT cho cơ sở khám chữa bệnh
Trường hợp cơ sở nha khoa có hệ thống xử lý chất thải với công suất 3 m3/ngày đêm đều thực hiện quan trắc môi trường. Vậy theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì phải thực hiện báo cáo công tác BVMT ra sao?
Theo dữ liệu thì trường hợp này không cần lập ĐTM dự án hay kế hoạch BVMT vì trong Phụ lục II của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì đối tượng lập HSMT đối với cơ sở y tế từ 100 giường bệnh trở lên (Báo cáo ĐTM) và từ 20 đến dưới 100 giường bệnh (kế hoạch BVMT). Vì cơ sở thuộc chất thải y tế nên phải được kiểm soát và quản lý đúng cách. Theo đó, họ phải lập báo cáo công tác BVMT định kỳ hằng năm nộp lên cơ quan chức năng.
Báo cáo công tác BVMT đối với ngành xây dựng
Chủ đầu tư tại các công trình xây dựng phải
- Lập báo cáo công tác BVMT định kỳ 1 lần/năm (nộp trước ngày 31/12 hằng năm).
- Thường xuyên cập nhật, lưu trữ thông tin, dữ liệu của báo cáo công tác BVMT trên phần mềm để dễ theo dõi.
Trách nhiệm của chủ dự án khi thi công
- Lên kế hoạch quản lý môi trường như trong nội dung chương trình quản lý của báo cáo ĐTM đã được phê duyệt.
- Cần có nhân sự phụ trách về môi trường nhằm tuân thủ đầy đủ quy định quản lý của nhà nước.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát về các quy định môi trường, trong đó có công tác quan trắc môi trường.
- Trường hợp vi phạm các quay định về môi trường thì phải đình chỉ thi công để khắc phục sự cố môi trường.
Không thuộc đối tượng quan trắc thì có cần lập Báo cáo công tác BVMT?
Quy định của nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các doanh nghiệp bắt đầu lập báo cáo công tác BVMT trình lên Sở TNMT với tần suất 1 năm/lần. Nếu trường hợp dự án không thuộc đối tượng phải quan trắc mà chỉ làm báo cáo quản lý CTNH nhưng Sở lại không tiếp nhận báo cáo này nữa thì doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo nào?
Theo Quy định của Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì trường hợp không thuộc diện phải quan trắc môi trường chất thải định kỳ thì phải thực hiện báo cáo tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTR, CTNH.
Để thực hiện tốt báo cáo đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện quan trắc môi trường chất thải đầy đủ như nước thải, khí thải, CTR, CTNH để làm cơ sở báo cáo các dữ liệu, thông số, kết quả giám sát môi trường. Nếu Quý Doanh nghiệp không thể tự thực hiện Báo cáo này thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!