Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM khu công nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Căn cứ theo Phụ lục II của nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định đối tượng phải lập đtm khu công nghiệp gồm tất cả dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề. Công việc này khá phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị và xử lý khá khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp cần tìm các đơn vị tư vấn môi trường có kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả lĩnh vực này.
1. Vì sao cơ sở hạ tầng khu công nghiệp luôn gắn liền với ĐTM?
Ngày nay, khái niệm khu công nghiệp đã quá quen thuộc đối với tất cả mọi người. Và nó được hiểu là khu vực được quy hoạch có chiến lược nhằm đảm bảo sự hài hòa và cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội – môi trường. Mỗi khu công nghiệp cho phép hoạt động từng ngành nghề/lĩnh vực cụ thể, nói một cách dễ hiểu đó là nơi quy tụ nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau.
Còn báo cáo ĐTM lại là thủ tục mang tính pháp lý của nhà nước, là công cụ quản lý, dự báo tác động của dự án đến môi trường nhằm đưa ra biện pháp, phương pháp xử lý trước khi triển khai thực hiện dự án.
Như vậy, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn hiện trạng và chất lượng môi trường. Đó cũng là căn cứ để doanh nghiệp đề xuất nhiều biện pháp giảm thiểu những tiêu cực đến môi trường phù hợp hơn với các tiêu chuẩn hiện hành. Nhờ những kết quả giám sát môi trường mà cơ quan quản lý nhà nước nắm rõ những quy trình cũng như dễ dàng đánh giá công tác BVMT của doanh nghiệp.
Lập đtm không chỉ là nội dung tiền khả thi của dự án mà hơn hết còn giúp chủ đầu tư lên phương án phát triển tối ưu, tiết kiệm thời gian, tiền bạc để phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Điều này cũng làm điều kiện ràng buộc trách nhiệm giữa chủ dự án chủ động trong công tác BVMT và hợp thức hóa quá trình phát triển kinh doanh.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Theo Khoản 7, Điều 3, Luật BVMT 2020, Báo cáo đánh giá tác động môi trường là: là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Đối tượng thực hiện đánh giá tác động môi trường theo Điều 30, Luật BVMT 2020 là:
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Dự án đầu tư nhóm I, bao gồm:
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
- Một số dự án đầu tư nhóm II, bao gồm:
+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
3. Quy trình lập đtm báo cáo đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp
- Bước 1: Thu thập thông tin liên quan đến dự án: Hợp Nhất sẽ trực tiếp khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, thời tiết. Ngoài ra còn điều tra, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội.
- Bước 2: Tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu nước thải, khí thải, đất xung quanh khu vực dự án.
- Bước 3: Đánh giá tác động môi trường nơi dự án triển khai thực hiện.
- Bước 4: Xác định nguồn gây ô nhiễm chính như CTR, CTNH, tiếng ồn, nước thải, khí thải. Bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập mà xác định từng nguồn thải từ quá trình xây dựng đến thời gian hoạt động chính thức của dự án.
- Bước 5: Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm đến môi trường, tài nguyên, xã hội và con người.
- Bước 6: Đề xuất các biện pháp xử lý ô nhiễm phù hợp.
- Bước 7: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, thu gom và xử lý CTR, CTNH của dự án.
- Bước 8: Chuyên viên của Hợp Nhất tiến hành viết báo cáo đtm khu công nghiệp (Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục I của Nghị định 40/2019/NĐ-CP).
- Bước 9: Tham vấn ý kiến của UBND xã và cộng đồng dân cư chịu tác động từ dự án.
- Bước 10: Gửi báo cáo để Khách hàng xem xét và thống nhất nội dung.
- Bước 11: In ấn và nộp báo cáo hoàn chỉnh lên cơ quan có thẩm quyền.
- Bước 12: Trình bày báo cáo ĐTM trước hội đồng thẩm định.
- Bước 13: Tiến hành chỉnh sửa và nộp lại báo cáo theo ý kiến của hội đồng thẩm định.
- Bước 14: Nhận quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp đạt yêu cầu.
Với những thông tin xoay quanh việc lập đtm khu công nghiệp, hy vọng với những chia sẻ này, công ty môi trường Hợp Nhất sẽ giúp bạn có thêm những thông tin để triển khai xây dựng dự án KCN trong thời gian sắp tới thành công hơn.
Quý Khách có nhu cầu thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn tận tình nhất!