Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Ngành Dệt May
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhà máy, cơ sở dệt may có quy mô như thế nào thì phải lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường? Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tham khảo thông tin về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành dệt may qua nội dung dưới đây.
1. Nhà máy dệt may có công suất bao nhiêu thì phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Theo Điều 30, Luật BVMT 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Theo đó, dự án đầu tư nhóm I là những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
…
Dự án đầu tư nhóm II là những dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại Khoản 3 Điều này, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
...
Căn cứ vào Phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, ngành dệt may nằm trong danh mục Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, cụ thể:
TT |
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
Công suất |
||
|
Lớn |
Trung bình |
Nhỏ |
|
I |
Mức I |
|
|
|
5 |
Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) |
Từ 50.000.000 m2/năm trở lên |
Từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 m2/năm |
Dưới 5.000.000 m2/ năm |
Kết luận:
- Đối với các nhà máy dệt may có công suất lớn, từ 50.000.000m2/năm trở lên thì phải lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (cấp Bộ).
- Đối với các nhà máy dệt may có công suất trung bình, từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 m2/năm) và có yếu tố nhạy cảm với môi trường thì phải lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (cấp Bộ).
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Theo Khoản 1, Điều 34, Luật BVMT 2020, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thì của dự án đầu tư.
3. Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 35, Luật BVMT 2020 quy định về cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM như sau:
Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Đối với các dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
- Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- Đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
UBND cấp Tỉnh
- Đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Thời gian nộp hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thời gian thực hiện hồ sơ ĐTM theo Khoản 1, Điều 31, Luật BVMT 2020: Thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
5. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 34, Luật BVMT 2020, thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ) được quy định như sau:
a) Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này;
Trên đây là một số thông tin về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ngành dệt may. Nếu Quý Doanh nghiệp đang có nhu cầu lập hồ sơ ĐTM hoặc các loại hồ sơ môi trường khác như đăng ký môi trường, giấy phép môi trường cho nhà máy, cơ sở của mình, hãy liên hệ Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn cụ thể hơn.