Dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Bảo trì hệ thống xử lý nước thải là công việc rất quan trọng và cần được thực hiện định kỳ với tần suất phù hợp với đặc điểm của mỗi hệ thống. Việc này không chỉ giúp hệ thống hoạt động ổn định mà còn giúp phát hiện sớm những sự cố hư hỏng về máy móc và kịp thời có các biện pháp khắc phục. Chẳng hạn như chỉ cần một hư hỏng nhỏ về thiết bị cơ khí cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống.

1. Vì sao nên bảo trì hệ thống xử lý nước thải?
Như đã đề cập, một hệ thống xử lý nước thải muốn đi cùng sự bền vững dài lâu với thời gian trước hết phải đảm bảo phải được vận hành liên tục, xuyên suốt tránh xảy ra sự cố làm gián đoạn sản xuất cũng như tiết kiệm và đảm bảo nguồn nước sau xử lý luôn đạt chuẩn. Vậy việc bảo trì hệ thống xử lý nước thải mang lại những lợi ích như thế nào? Gói dịch vụ bảo trì hệ thống xử lý nước thải của Hợp Nhất cam két với Quý khách hàng những lợi ích sau:
- Đảm bảo máy móc - thiết bị không bị hư hỏng, hạn chế nhiều sự cố xảy ra.
- Quá trình sử dụng nguồn hóa chất ổn định và hợp lý tránh lãng phí mất nhiều chi phí đầu tư.
- Bảo trì là công đoạn quan trọng đi kèm cùng năng suất xử lý nước thải tại các trạm luôn được nâng cao.
- Giúp tăng tuổi thọ của trạm và thiết bị vận hành.
- Đảm bảo chất lượng nước đầu ra luôn ổn định và đạt chuẩn QCVN.

2. Các công đoạn bảo trì - bảo dưỡng hệ thống thiết bị
Công tác bảo trì hệ thống xử lý nước thải sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống, dưới đây là một số công việc phổ biến.
2.1. Vệ sinh song chắn rác
Song chắn rác có công dụng lược, tách rác ra khỏi nguồn nước. Sau một thời gian, rác bám xung quanh song chắn ngày càng nhiều gây cản trở cũng như tắc nghẽn dòng chảy và tràn sang bể điều hòa. Hậu quả của việc không dọn dẹp song chắn thường xuyên ảnh hưởng đến các thiết bị như bơm chìm, đĩa phân phối, máy thổi khí cùng các thiết bị lọc ở các công trình phía sau.

Xem thêm về cách xử lý nước thải sản xuất.
2.2. Bảo trì bơm đặt chìm
Bơm đặt chìm thực hiện nhiệm vụ phân phối khí khắp diện tích mặt bể. Việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải bơm đặt chìm bao gồm các công việc:
- Sử dụng nguồn dầu máy đúng chủng loại.
- Đảm bảo các thông số kỹ thuật đã được điều chỉnh phù hợp.
- Hệ thống điện được lắp đầy đủ, điểm đấu nối điện an toàn, đảm bảo độ cách điện cao.
- Dầu làm mát không dẫn điện.
Nếu máy bơm có một số tín hiệu khác thường như thay đổi lưu lượng, tiếng ồn, độ rung, mùi bất thường thì phải ngắt nguồn điện của động cơ. Tiến hành kiểm tra hoặc báo ngay cho nhà cung cấp khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
Vì vậy, việc bảo trì máy bơm không hề đơn giản, đòi hỏi cần người có chuyên môn, đã qua các lớp đào tạo bài bản hoặc có nhiều năm kinh nghiệm mới có thể phát hiện và kịp thời sửa chữa.

Mục đích bảo trì – bảo dưỡng máy bơm chìm:
- Đảm bảo động cơ không bị tắc hay đóng cặn phải thường xuyên làm sạch thân bơm hoặc đường ống
- Đối với buồng bơm: trục cánh bơm hoạt động thông thoáng, khí nén thổi làm sạch bụi bẩn, di chuyển cánh bơm nhẹ nhàng và đảm bảo buồng bơm phải khô ráo trước khi lắp đặt.
- Đối với động cơ: đảm bảo đủ dầu nhớt, kiểm tra độ cách điện, tránh va chạm mạnh.
- Đối với dầu làm mát: nên thay dầu định kỳ 6000 giờ hoặc 12 tháng/lần; cần bảo dưỡng định kỳ sau 3000 giờ hoặc 6 tháng vận hành; không làm mất hoặc làm hư hỏng các chi tiết bơm.
2.3. Máy thổi khí
Cần kiểm tra một số vấn đề sau:
- Nên điều chỉnh lượng dầu phù hợp
+ Nếu quá nhiều dầu sẽ bị rò rỉ hoặc nhiệt độ dầu có thể tăng cao bất thường
+ Nếu dầu quá ít khiến bánh răng đĩa phối bị nóng chảy, gây ra tiếng ồn
- Nên sử dụng dầu bôi trơn ở bốn đai ốc.
- Vận hành kiểm tra dầu có bị phun ra hay không trong khoảng thời gian 15 phút.
- Nếu dầu phun ra thì dừng hoạt động ngay và loại bỏ phần dầu này.
- Tiến hành kiểm tra dây curoa.
- Bảo trì dĩa phân phối khí và hệ thống đường ống.

Để quá trình bảo dưỡng diễn ra thuận lợi, cần bật máy thổi khí và quan sát hiện tượng bọt khí tại các vị trí đĩa khí:
- Nếu khí thoát ra phát tiếng ục ục, bóng khí to cho thấy đĩa khí bị bục cần thay thế ngay
- Khí tập trung tại một địa điểm nhất định, nhiều vùng khác có khí nhưng rất yếu cho thấy đường ống bị vỡ hoặc đĩa khí bị bục nên cũng cần thay thế ngay.
Trước khi tiến hành kiểm tra cần bơm cạn nước trong bể:
- Kiểm tra và vệ sinh bề mặt đĩa
- Kiểm tra đường ống dẫn khí dưới đáy bể
- Cần trang bị đồ bảo hộ như áo lội nước, khẩu trang, than hoạt tính, vòi xịt,…
2.4. Các công việc khác
Ngoài những công việc trên, việc vận hành, bảo trì hệ thống xử lý nước thải còn có những việc khác tùy vào yêu cầu của chủ đầu tư.
- Kiểm tra pH trong các bể anoxi, bể aerotank;
- Kiểm tra bùn trong bể lắng, bể aerotank;
- Kiểm tra hóa chất, vệ sinh bồn chứa hóa chất;
- Kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra;
- Kiểm tra hệ thống tủ điện điều khiển;
- Các công việc khác.

3. Nguyên tắc tháo lắp máy móc – thiết bị để bảo trì
Để tránh nhầm lẫn và thuận lợi hơn trong quá trình tháo lắp, chúng ta cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:
- Chỉ tháo rời thiết bị cần sửa chữa hay bảo trì.
- Đưa ra tiến độ bảo dưỡng kèm bản vẽ thiết kế chi tiết của thiết bị.
- Thiết lập phiếu bảo trì ghi đầy đủ tình trạng và nguyên nhân hư hỏng của thiết bị.
- Tháo lắp thiết bị từ bộ phận bên ngoài đến các bộ phận chi tiết.
- Khi tháo các cụm máy cần đánh dấu bằng ký hiệu riêng.
- Chi tiết máy tháo ra phù hợp với phiếu sữa chữa trước đó.
- Dùng các dụng cụ chuyên dụng để tháo bánh đai, trục, vũng bi, bánh răng.

Công ty môi trường Hợp Nhất có hỗ trợ các gói bảo trì hệ thống xử lý nước thải định kỳ 1 tháng/lần hoặc 3 tháng/lần. Hoặc khi có hỏng hóc, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi có mặt kịp thời sửa chữa với chi phí hợp lý nhất. Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng tham khảo thêm một số dịch vụ xử lý nước thải của Hợp Nhất hoặc liên hệ qua Hotline: 0938. 857. 768 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.
4. Tài liệu tham khảo
Trong bài viết này, chúng tôi có sử dụng hình ảnh và nội dung từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu Bộ phận Kỹ thuật Công trình - Công ty Môi trường Hợp Nhất;
2. Tổng hợp.