Dự án nhiệt điện cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay, nước ta không ngừng mở rộng và phát triển nhiều dự án nhà máy nhiệt điện ở quy mô lớn. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất mà các doanh nghiệp cần thực hiện trước, trong và sau khi dự án đi vào hoạt động chính thức bao gồm những vấn đề môi trường nào? Để hiểu rõ hơn trách nhiệm của các nhà máy nhiệt điện đến môi trường như thế nào thì hãy cùng Hợp Nhất tìm hiểu bài viết hôm nay.
Thi công các công trình BVMT (nước thải, khí thải)
Đối với hệ thống xử lý khí thải
- Việc xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện phụ thuộc phần lớn vào thành phần và tính chất của nguồn nhiên liệu sử dụng như than.
- Khi đốt than, chúng mang theo nhiều tro, bụi, khí thải độc hại (CO2, CO, SO2, SO3, NOx).
- Vì các nhà máy nhiệt điện hoạt động ở quy mô lớn vì thế mà lưu lượng, quy mô xả thải lớn, nồng độ bụi cao và các khí gây ô nhiễm đặc trưng nhất như SO2, NOx, CO,… khá lớn.
- Cần lựa chọn công nghệ xử lý phụ thuộc nhiều vào đặc tính khí thải, mức độ ô nhiễm, điều kiện kỹ thuật, hiệu suất xử lý và chi phí đầu tư, vận hành hệ thống.
- Đối với hệ thống XLKT được chia thành hai giai đoạn xử lý chính gồm xử lý bụi và thiết kế hệ thống xử lý khí thải riêng biệt.
- Đối với bụi thường kết hợp giữa buồng lắng, hệ thống xyclon hoặc lọc bụi tĩnh điện (ESP). Còn với khí thải (SO2, NOx) thường lựa chọn phương pháp hấp thụ bằng dung dịch (nước, Ca(OH)2) hoặc khử xúc tác có chọn lọc bằng cách dùng NH3 và chất xúc tác V2O5.
- Ưu điểm của hệ thống này với chi phí thấp, không gây ô nhiễm môi trường, không gây ăn mòn thiết bị và đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải đầu ra đạt chuẩn.
Đối với nước thải
- Nước thải từ nhà máy nhiệt điện phát sinh từ các nguồn như nước thải sinh hoạt, sản xuất với các chỉ tiêu ô nhiễm như TSS, BOD5, COD, kim loại nặng,…
- Hầu hết, nước thải được xử lý bằng phương pháp hóa lý kết hợp cùng các công nghệ xử lý sinh học đạt chuẩn đến mức có thể tái sử dụng nước thải sau xử lý.
- Với những nguồn thải nhiễm dầu từ quá trình rửa thiết bị được xử lý riêng bằng bể tách dầu.
- Nước thải từ hệ thống khử lưu huỳnh thường chứa nồng độ TDS, TSS cao, nhiệt độ, nồng độ hữu cơ, hàm lượng amoniac lớn, kim loại nặng (asen, thủy ngân, selen) tùy vào loại than sử dụng. Vì thế việc ứng dụng thiết bị lọc lưu huỳnh bao gồm các bước như khử muối canxi sunfat, loại bỏ chất rắn, giảm kim loại.
- Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục có camera giám sát, thiết bị lấy mẫu tự động và truyền dữ liệu liên tục về Sở TNMT quản lý.
Đối với chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
- Với chất thải rắn như tro bay, bùn thải từ HTXLNT được thu gom, xử lý và vận chuyển đến khu vực lưu trữ bằng băng tải, máy nghiền thô.
- Với chất thải nguy hại phải tiến hành đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH và hoàn thành các công trình chứa chất thải. Nhà máy phải tiến hành quản lý và báo cáo quản lý CTNH định kỳ đến cơ quan chức năng xác nhận.
Hoàn thiện các loại hồ sơ môi trường
Những hồ sơ môi trường pháp lý quan trọng đối với một nhà máy nhiệt điện bao gồm lập ĐTM; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép xả thải vào nguồn nước; giấy xác nhận hoàn thành các công trình BVMT hoặc các kế hoạch ứng phố với sự cố, rủi ro môi trường. Tất cả phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan chức năng xác nhận.
Đối với báo cáo ĐTM phải thực hiện trước khi xây dựng áp dụng đối với tất cả dự án nhà máy nhiệt điện. Báo cáo xả thải áp dụng với dự án đã có HTXLNT, với dự án chưa có nước thải thì lập đề án xả thải hoặc dự án trong KCN đã đấu nối với KCN không thực hiện. Tùy theo tình hình hoạt động mà các nhà máy nhiệt điện sẽ thực hiện từng loại hồ sơ theo đúng giai đoạn, tần suất, thời gian và quy trình thủ tục hồ sơ, báo cáo, giấy phép môi trường thích hợp.
Nếu như doanh nghiệp của bạn cần tư vấn nhiều giải pháp môi trường khác thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Dựa vào kinh nghiệm và chuyên môn của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành các thủ tục hồ sơ, thiết kế các hệ thống xử lý chất thải tối ưu nhất.