Bể Khử Trùng Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong hệ thống xử lý nước thải, bể khử trùng là công trình được đặt ở cuối hệ thống trước khi đưa nước sau xử lý ra nguồn tiếp nhận. Giai đoạn này cũng quan trọng không kém các quá trình xử lý trước đó bởi nó giúp đảm bảo chất lượng nước đầu ra đáp ứng các chỉ tiêu vi sinh theo quy định. Cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết hơn về bể khử trùng.
1. Vai trò của bể khử trùng
Khử trùng là bước sau cùng trong quy trình xử lý nước thải, trước khi và bể khử trùng, nước thải đã được xử lý qua các bể sinh học và đã được loại bỏ chất hữu cơ, hàm lượng COD, BOD và chỉ số pH cũng được điều chỉnh về mức phù hợp.
Khử trùng là việc nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm còn lại trong nước thải mà các khâu xử lý trước đó chưa thể xử lý.
2. Các biện pháp khử trùng trong bể
Để khử trùng nước thải, các đơn vị xử lý có thể sử dụng nhiều cách như dùng hóa chất khử trùng, sử dụng quá trình cơ lý (phương pháp cơ học), sử dụng bức xạ như tia UV.
2.1. Sử dụng hóa chất khử trùng
Khử trùng bằng Chlorine là phương pháp phổ biến nhờ ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả cao.
Clo có tính khử mạnh nên khi dùng Clo để khử trùng, nước thải sẽ xảy ra nhiều phản ứng giữa Clo với các thành phần hóa học có mặt trong nước thải. Bể khử trùng bằng Chlorine được cấu tạo để nước thải và dung dịch Clo được đưa vào bể trộn trang bị một máy khuấy vận tốc cao, thời gian lưu tồn của nước thải và dung dịch chlorine được cho chảy qua bể tiếp xúc được chia thành những kênh dài và hẹp theo đường gấp khúc.
Thời gian tiếp xúc giữa Chlorine và nước thải khoảng từ 15 – 45 phút và ít nhất phải giữ được 15 phút ở tải lượng lớn nhất. Bể tiếp xúc Chlorine thường được thiết kế theo kiểu plug – flow (ngoằn ngoèo). Tỉ lệ dài: rộng từ 10: 1 đến 10:1, vận tối tối thiểu của nước thải phải từ 2 – 4,5m/phút để tránh tình trạng lắng bùn trong bể.
Điểm lưu ý khi sử dụng hóa chất trong bể khử trùng là cần tính toán kỹ lượng hóa chất trước khi cho vào bể bởi nếu thiếu hoặc thừa đều không mang lại hiệu quả, thậm chí còn gây tốn kém chi phí.
2.2. Sử dụng vật liệu lọc
Là cách sử dụng các vật liệu lọc có kích thước nhỏ hơn so với kích thước của vi khuẩn, nhờ vậy vi khuẩn được giữ lại trên bề mặt của vật liệu lọc. Phương pháp này không cần bổ sung thêm bất kỳ hóa chất nào và không gây nên tình trạng ô nhiễm thứ cấp. Vật liệu lọc có thể là các loại màng lọc đặc biệt, than hoạt tính, các thạch anh, cát mangan,… Tuy nhiên, vật liệu lọc thường có chi phí cao và cần phải vệ sinh, hoàn nguyên sau một thời gian sử dụng.
2.3. Sử dụng các bức xạ
Ngoài các phương pháp trên thì người ta cũng có sử dụng bức xạ cực tím (UV) để khử trùng nước thải. Nguyên lý hoạt động của tia UV là dựa trên sự truyền năng lượng từ đèn sang vật liệu di truyền của vi khuẩn, virus (DNA, RNA), ngăn chặn sự phát triển và nhân lên của chúng hoặc giết chết vi sinh vật. Phương pháp này không có tác động của hóa chất nên cũng không gây ra tình trạng ô nhiễm thứ cấp.
Tuy là khâu cuối cùng trong quy trình xử lý nước thải như bể khử trùng lại giữ vai trò hết sức quan trọng và góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt là đối với các loại nước thải có chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn như nước thải y tế.
Trên đây là một số thông tin về bể khử trùng trong hệ thống xử lý nước thải, để tìm hiểu vai trò cách thức hoạt động của các bể xử lý khác trong hệ thống xử lý nước thải, các bạn có thể truy cập vào mục Xử lý nước thải của website: moitruonghopnhat.com.