Bể lắng sơ cấp trong hệ thống xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Bể lắng sơ cấp là bể lắng được ứng dụng để loại bỏ các chất hữu cơ lơ lửng, không tan trong nước thải trước khi đưa vào các công trình xử lý sinh học. Hiệu suất xử lý tại bể lắng sơ cấp là có khả năng loại bỏ từ 25 – 40% hàm lượng BOD, 50 – 70% chất lơ lửng có trong nước thải. Hãy cùng Hợp Nhất tìm hiểu về loại bể này.
1. Vai trò của bể lắng sơ cấp
Bể lắng sơ cấp thường được đặt sau song chắn rác và đặt trước bể điều hòa có vai trò lắng từng hạt riêng lẻ, loại bỏ cát đá, cặn thô, mảnh vỡ kim loại trong nước thải từng hạt được lắng xuống riêng lẻ và không xảy ra phản ứng với các hạt lân cận.
Trong bể lắng sơ cấp. các chất vô cơ không tan, cát sẽ lắng xuống đáy bể nhờ vào trọng lượng của bản thân chúng, còn các chất hữu cơ lơ lửng có trọng lượng nhẹ sẽ trôi đi. Nhờ bể lắng sơ cấp mà các thiết bị cơ khí trong công trình xử lý nước thải không bị mài mòn, giảm gánh nặng cho các giai đoạn xử lý sinh học.
2. Các loại bể lắng sơ cấp
Bể lắng sơ cấp có nhiều loại, tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của nước thải mà tại mỗi hệ thống, đơn vị xử lý nước thải sẽ lắp đặt loại bể phù hợp.
2.1. Bể lắng cát
- Bể lắng cát ngang:
- Bể có hình dạng hình dạng chữ nhật nằm trên mặt bằng. Nước thải lẫn các hạt cát chuyển động theo phương ngang từ đầu bể ra cuối bể.
- Trong bể lắng cát ngang, nước thải chuyển động đều với tốc độ v, mỗi hạt cát có kích thước nhất định cùng chuyển động theo dòng nước và đồng thời dưới tác dụng trọng lực bản thân cát, hạt cặn sẽ lắng xuống đáy.
- Bể lắng cát đứng:
- Bể lắng cát đứng có hình trụ đứng hoặc lăng trụ đứng, nước thải được phân phối vào bể từ phía dưới đá bể đi lên và ra khỏi bể ở phía trên
- Bể có ưu điểm là cặn lắng sẽ tập trung xuống đáy vào một hố hình nón hoặc hình chóp có diện tích nhỏ nên rất dễ xả ra khỏi bể.
Nhược điểm: Tốc độ dòng chảy trong bể thay đổi theo lưu lượng nước thải, vì diện tích tiết diện ướt luôn luôn thay đổi, hướng dẫn nước vào bể lại không trùng với hướng chảy trong phần công tác của bể cho nên chế độ làm việc về mặt thủy lực sẽ kém.
2.2. Bể lắng theo phương bán kính
Là công trình giữ lại các chất không tan còn sót lại sau khi đi qua bể lắng cát, chủ yếu dạng hữu cơ. Sau khi qua bể lắng cát, trong nước thải còn chứa rất nhiều các chất không tan, trong đó có các chất vô cơ chiếm khoảng 20%, các chất dạng hữu cơ chiếm khoảng 80%.
Nước thải được đưa vào bể theo chiều từ tâm bể ra thành bể. Phần nước trong chảy tràn qua máng bể ở trên bể, sau đó được dẫn ra ngoài để tiếp tục xử lý. Cặn lắng được gom tập trung và đưa ra ngoài thông qua hệ thống gạt bùn quay tròn. Để tăng hiệu suất lắng, người ta có thể cho thêm hóa chất trợ lắng vào bể để tạp thành các bông cặn có kích thước lớn, đẩy nhanh thời gian lắng.
Những giai đoạn này là giai đoạn xử lý cơ học. Theo chức năng vị trí trong sơ đồ công nghệ xử lý nước thải, các bể lắng ở giai đoạn này được gọi là bể lắng sơ cấp.
Trên đây là một số thông tin về bể lắng sơ cấp, Quý khách quan tâm, đang có nhu cầu thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hoặc tìm giải pháp vận hành, xử lý nước thải đạt chuẩn, hãy liên hệ công ty Môi trường Hợp Nhất qua hotline: 0938.857.768
3. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có sử dụng hình ảnh và tài liệu tham khảo từ một số nguồn:
- Sách Xử lý nước thải, Chủ biên GS. TS Lâm Minh Triết – GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ cùng nhóm tham gia biên soạn.
- Tài liệu Bộ phận Công nghệ- Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
- Tổng hợp.