Bể Lọc Nước 3 Ngăn Là Gì? Cấu Tạo Và Ưu Nhược Điểm
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước giếng khoan, nước mặt, nước mưa là những nguồn cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt ở khu vực nông thôn và miền núi. Tuy nhiên với tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay thì nước giếng khoan không còn an toàn khi sử dụng trực tiếp. Chính vì vậy người dân ở các khu vực này áp dụng biện pháp xử lý nước khác nhau, trong đó có việc xây dựng bể lọc nước 3 ngăn. Vậy lọc nước bằng cách này có hiệu quả không?
1. Cấu tạo và cách hoạt động của bể lọc nước 3 ngăn
Bể lọc nước 3 ngăn là một công trình xử lý nước với 3 ngăn thường được xây dựng bằng bê tông cốt thép, 3 ngăn trong bể giữ với 3 vai trò khác nhau là:
- Ngăn thứ nhất dùng để lắng nước;
- Ngăn thứ hai dùng để lọc nước;
- Ngăn thứ ba dùng để chứa nước sạch.
Bể lọc nước 3 ngăn hoạt động như thế nào?
Bể lọc nước 3 ngăn hoạt động như sau:
- Bước 1: Đầu tiên nước cấp vào như giếng khoan, nước mưa hoặc nước sông được đưa vào ngăn lắng của bể.
- Bước 2: Tiếp theo, tại ngăn lắng, đất, cát, chất có kích thước lớn sẽ lắng xuống đáy bể, còn phần nước sau khi lắng chảy qua ngăn lọc nước.
- Bước 3: Tại ngăn lọc nước có chứa các vật liệu lọc nước giúp lọc sạch các thành phần ô nhiễm trong nước. Vật liệu lọc nước có thể là sỏi, than hoạt tính, cát mangan, cát vàng, cát đen, cát thạch anh, hạt birm, v.v…
- Bước 4: Sau cùng, nước sau khi lọc được dẫn qua bể chứa để đưa vào sử dụng.
2. Ưu nhược điểm của bể lọc nước 3 ngăn
Bất kỳ phương pháp lọc nước nào cũng có ưu nhược điểm khác nhau, việc lọc nước bằng bể lọc 3 ngăn cũng có một số ưu điểm và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Dễ xây dựng, chi phí thấp, bể có cấu tạo đơn giản nên quá trình lọc nước cũng diễn ra đơn giản, không phức tạp.
- Nhược điểm: Tốn diện tích xây dựng và chỉ thích hợp với vùng nông thôn có diện tích đất rộng rãi. Nguồn nước đầu ra không đảm bảo an toàn, nước sau khi lọc chỉ thích hợp dùng trong các hoạt động tắm giặt, không nên ăn uống trực tiếp.
3. Các phương pháp lọc nước khác
Ngoài việc xây dựng bể lọc 3 nước ngăn như trên thì hiện nay còn có nhiều cách lọc nước khác như: sử dụng phèn chua, sử dụng than củi, máy lọc nước, hệ thống lọc nước sơ cấp, hệ thống lọc nước RO công nghiệp, v.v… Trong đó, 3 phương pháp được đánh giá cao về chất lượng của nước sau khi lọc là:
- Sử dụng hệ thống lọc nước sơ cấp bằng các cột lọc nước: Cột lọc có chất liệu rất đa dạng như cột lọc bằng inox, bằng composite hoặc bằng nhựa PVC,…. tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế ở mỗi nơi. Bên trong cột lọc nước cũng chứa các vật liệu lọc nước như than hoạt tính, sỏi, cát thạch anh, cát mangan, v.v…Các cột lọc nước này có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt gia đình hoặc sản xuất công nghiệp.
- Sử dụng máy lọc nước gia đình: Đây là thiết bị rất phổ biến trong các hộ gia đình hiện nay, nước sau khi lọc có các chế độ nóng, lạnh rất tiện lợi và có thể đưa vào ăn uống trực tiếp.
- Sử dụng hệ thống lọc nước RO công nghiệp: Được xem là cách xử lý nước tiên tiến hiện nay và phù hợp với những nơi có nhu cầu sử dụng lưu lượng nước lớn như cơ sở sản xuất nước đóng chai, trường học, bệnh viện, nhà máy, xưởng sản xuất.
Ưu điểm chung của các phương pháp này là hiệu quả lọc cao hơn so với các phương pháp lọc thủ công, hệ thống lắp đặt nhanh chóng, không cần phải xây bể bằng bê tông; tuy nhiên nhược điểm là chi phí cao hơn.
Trên đây là một số thông tin về bể lọc nước 3 ngăn, tùy vào tính chất nguồn nước đầu vào ở mỗi nơi, các bạn có thể trang bị thêm các cột lọc và màng lọc RO để tăng cường hiệu quả xử lý và đảm bảo nguồn nước sạch cho gia đình.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các cách xử lý khác như: cách xử lý nước nhiễm phèn, cách xử lý nước nhiễm mặn, cách xử lý nước nhiễm asen, cách xử lý nước nhiễm amoni, v.v... tại website moitruonghopnhat.com nhé.