Bể tách dầu mỡ trong xử lý nước thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Bể tách dầu mỡ trong xử lý nước thải là một công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải có vai trò tách dầu mỡ ra khỏi nước thải. Tránh tình trạng dầu mỡ bám dính, tích tụ và gây tắc nghẽn đường ống, ảnh hưởng đến hiệu quả của các công trình xử lý nước thải. Cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ trong xử lý nước thải.
1. Các loại bể tách mỡ trong hệ thống xử lý nước thải
Có hai loại bể tách dầu mỡ thường thấy là bể tách dầu mỡ cục bộ và bể tách dầu mỡ tập trung.
1.1. Bể tách mỡ cục bộ
Cấu tạo bể tách mỡ cục bộ là loại bể tách dầu mỡ thường được đặt bên dưới các bồn rửa chén và các loại bếp trong nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể khu công nghiệp, doanh trại quân đội, trường học, v.v…. Loại bể này thường có cấu tạo gồm 3 ngăn gồm ngăn chứa rác, ngăn lọc mỡ và ngăn chứa nước sạch.
Nguyên lý hoạt động: Nước thải chứa dầu mỡ được dẫn vào ngăn chứa thứ nhất (có sọt rác bên trong) và được giữ lại các chất cặn, bẩn, thức ăn thừa, xương,…Sau đó nước thải được dẫn sang ngăn thứ hai và lưu lại đây một thời gian đủ để mỡ, dầu có trọng lượng nhẹ hơn nước nổi lên trên mặt nước. Cuối cùng, phần nước trong sau khi đã được tách dầu, mỡ sẽ lắng xuống đáy bể và thoát ra ngoài. Lớp dầu mỡ tạo thành váng trên mặt nước tích tụ dần và được xả bỏ định kỳ.
1.2. Bể tách dầu mỡ tập trung
Trong sơ đồ công nghệ của một hệ thống xử lý nước thải bị nhiễm dầu mỡ, bể tách dầu mỡ à một trong những công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải. Bể tách mỡ tập trung thường được bố trí sau bể thu gom và song chắn rác.
Bể tách dầu mỡ bằng hệ thống máng gạt trên mặt nước để đảm bảo cho nước thải sau khi sang các công trình xử lý phía sau được xử lý hiệu quả nhất.
- Cấu tạo bể tách dầu mỡ tập trung
Bể tách dầu mỡ thường có cấu tạo gồm 2 ngăn:
- Ngăn thứ nhất: Có nhiệm vụ lắng và vớt dầu mỡ lần nhất;
- Ngăn thứ hai: Vớt dầu mỡ lần hai.
- Tính toán thiết kế bể tách dầu mỡ
Thể tích của bể tách dầu mỡ được tính theo công thức:
W = Q x t, m3
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước thải, m3/h;
t: Thời gian lưu nước, t = 1,2 – 2,5h.
+ Thể tích ngăn thứ nhất:
W1 = W, m3
+ Thể tích ngăn thứ hai:
W2 = W, m3
2. Vì sao cần xử lý dầu mỡ trong nước thải?
Trong nước thải sinh hoạt hàng ngày và trong lớp bùn cống thoát nước bùn của cống và ngay cả lớp bùn đáy nhiều kênh rạch, sông trong thành phố thường phát hiện một hàm lượng chất béo đáng kể. Với đặc tính dễ phân tán và khuếch tán, chất béo cũng như dầu mỡ có thể lan rộng và chiếm trọn diện tích một bề mặt rộng lớn. Ngoài ra, chất béo còn bám chặt vào thành các ống dẫn và những vật liệu tiếp xúc dọc theo dòng chảy.
Sự lan rộng chất béo trên bề mặt nước tuy chỉ mỏng nhưng cũng đủ tạo thành lớp váng bề mặt ngăn cản sự oxy hòa tan vào nước, giết hại các chủng loại vi sinh hiếu khí, do đó làm giảm khả năng tự làm sạch nguồn nước.
Gây tắc nghẽn đường ống, làm nghẹt bơm, ảnh hưởng đến các quá trình xử lý sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. Đồng thời làm giảm tuổi thọ, ăn mòn thiết bị, ống thoát nước.
Dầu mỡ tích tụ lâu ngày sẽ hình thành mùi hôi khó chịu, đây cũng là nơi trú ẩn của các loài vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Vì vậy người ta đã phát minh ra các biện pháp để vớt chất béo ra khỏi nước thải bằng các thiết bị thu vớt chất béo, qua quá trình lắng (các vật bị bám dính), lọc (bám vào vật liệu lọc), tuyển nổi (khuếch tán khí) và sau cùng là phương pháp xử lý sinh học (dùng vi sinh ăn dầu mỡ).
Trên đây là một số thông tin về bể tách dầu mỡ trong xử lý nước thải mà công ty xử lý nước thải Hợp Nhất gửi đến bạn.
Quý Doanh nghiệp có nhu cầu xử lý nước thải nhiễm dầu mỡ, có thể liên hệ về Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ hướng giải quyết phù hợp.
3. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Bài viết của chúng tôi có sử dụng tài liệu và hình ảnh tham khảo từ một số nguồn:
- Sách Xử lý nước thải (wastewater treatment), tác giả GS. TS. Lâm Minh Triết – GS. TS. Trần Hiếu Nhuệ;
- Tài liệu Bộ phận Công nghệ - Công ty Môi trường Hợp Nhất;
- Tổng hợp Internet.
Bài viết cùng chủ đề bạn có thể xem thêm: