Bệnh viện cần lập hồ sơ môi trường nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Nhiều khách hàng thắc mắc các dự án bệnh viện hay các cơ sở y tế chỉ cần lập 1 loại hồ sơ môi trường hay phải lập cùng lúc nhiều loại khác nhau. Vì thế hôm nay, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ tổng hợp và chia sẻ một số loại hồ sơ môi trường bệnh viện quan trọng không thể thiếu đối với các dự án bệnh viện sắp triển khai hoặc cơ sở đã đi vào hoạt động. Mỗi loại hồ sơ sẽ đại diện cho từng thời điểm khác nhau.

1. Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bệnh viện
Môi trường đang đối mặt với nhiều nguồn thải phức tạp mà nguyên nhân do xả thải trực tiếp hoặc các công trình xử lý kém chất lượng khiến quá trình xả thải chưa đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt chất thải tại các bệnh viện khó quản lý vì số lượng, khối lượng rất lớn nhất là nước thải, CTR, CTNH.
Vì thế mà các dự án xây dựng bệnh viện, phòng khám phải chuẩn bị hồ sơ ĐTM nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn đầu của dự án. Quá trình thực hiện sẽ giúp chủ đầu tư đưa ra nhiều giải pháp BVMT tối ưu.
Đối tượng lập ĐTM bệnh viện có quy định chi tiết trong Phụ lục 2 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cụ thể với dự án đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh từ 100 giường bệnh trở lên phải lập ĐTM.
Để báo cáo được hoàn chỉnh cần tiến hành đúng quy trình từ khâu khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường dự án cho đến đề xuất biện pháp xử lý nguồn ô nhiễm, lập hội đồng thẩm định và phê duyệt dự án.
.jpg)
2. Lập báo cáo quan trắc môi trường bệnh viện
Quan trắc môi trường bệnh viện chủ yếu theo dõi các thành phần, số lượng, mức độ nguy hại của chất thải, khí thải trong lò đốt và quan trắc nước thải. Các bệnh viện phải lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ để tham gia vào việc ngăn chặn và hạn chế ô nhiễm cũng như đưa ra các biện pháp khắc phục, xử lý hiệu quả hơn.
Căn cứ pháp lý thực hiện theo Thông tư 24/2017/TT-BTNMT và Thông tư 31/2013/TT-BYT quy định về quan trắc từ hoạt động khám chữa bệnh. Theo đó, các cơ sở y tế phải tiến hành quan trắc CTR thông thường/nguy hại, nước thải và môi trường không khí xung quanh.

3. Lập giấy phép môi trường
Bệnh viện phát sinh nhiều danh mục chất thải nguy hại vì thế thuộc đối tượng lập sổ chủ nguồn thải CTNH. Đối tượng phải đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH bao gồm các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có phát thải CTNH có quy định trong Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP thì các trường hợp phải đăng ký cấp lại sổ chủ nguồn thải khi thay đổi tên, địa chỉ, số lượng hoặc nếu những dự án có thay đổi, bổ sung thêm các phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng từ CTNH.
Để việc đăng ký sổ chủ diễn ra thuận lợi chủ nguồn thải cần xác định chủng loại, khối lượng nguyên liệu sản xuất; xác định nguồn và khối lượng CTNH; lập hồ sơ đăng ký và trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.
.jpg)
Kể từ ngày 01.01.2022 (ngày Luật BVMT 2020 có hiệu lực thi hành), giấy phép môi trường đã thay thế cho 7 loại giấy phép thành phần trước kia. Trong đó có sổ chủ nguồn chất thải nguy hại và giấy phép xả thải.
Vì vậy, các cơ sở y tế cần lưu ý để thực hiện theo đúng quy định, tránh nhầm lẫn làm mất thời gian và tốn kém chi phí. Trên đây là các loại hồ sơ môi trường bệnh viện cần có. Bạn có thể tham khảo qua để hoàn thành đúng quy định, thuận lợi trong quá trình thực hiện và tiết kiệm thời gian.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về hồ sơ môi trường cho bệnh viện thì hãy liên hệ ngay với Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để thực hiện một cách chuyên nghiệp, đầy đủ và chất lượng nhất.

4. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có tham khảo các nguồn sau:
1. Tài liệu Bộ phận Kinh doanh - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
2. Tổng hợp Internet.