Bhutan - Quốc gia đáng sống nhất thế giới
Đã kiểm duyệt nội dung
So với các quốc gia nhộn nhịp của châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam, Bhutan là quốc gia được nhiều người bình chọn là địa điểm đáng sống nhất trên thế giới. Không có sự phát triển sôi động và mạnh mẽ về công nghiệp, nông nghiệp hay du lịch, thế nhưng quốc gia này đã chủ động bảo vệ môi trường sống trong thời gian sớm nhất so với các quốc gia khác.
Nơi đây đã tích cực khai thác nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như điện gió, xử lý nước thải bằng hầm Biogas, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông và thay thế hẳn bằng các phương tiện công cộng (xe đạp, xe buýt). Điều này góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Quốc gia luôn sống hòa hợp với thiên nhiên
Không tham vọng bành trướng thị trường, không đặt ra chỉ số phát triển cao, không có quá nhiều tòa nhà chọc trời hay sự tăng trưởng cao từ công nghiệp, Bhutan chọn cho mình một lối đi riêng biệt đó là sống hòa hợp với thiên nhiên.
Thiên nhiên ở đây rộng lớn, vẫn giữ nhiều nét hoang sơ, hùng vĩ vì thế nó có thể hút lượng CO2 lên đến hàng triệu tấn, giúp giải phóng khí độc và trả lại cuộc sống trong lành hơn. Hơn hết, ở đây còn hấp thu đến 4 triệu tấn CO2 của các nước láng giềng.
Vai trò lãnh đạo của chính quyền và cơ quan nhà nước ở đây được thực hiện một cách nghiêm ngặt và mang đến hiệu quả cao. Chẳng hạn, ngày chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng, quy định tại các thành phố, thị trấn cấm hoàn toàn các loại xe cơ giới lưu thông.
Được biết Thimphu là nơi chấp hành nghiêm ngặt nhất và là nơi duy nhất trên thế giới không có tín hiệu đèn giao thông. Chưa hết, chính phủ còn quy định ngày 5/6 hằng năm là ngày đi bộ nhằm giảm thiểu lượng khí thải từ phương tiện giao thông. Đây được xem là bước xử lý khí thải mới và thân thiện nhất đối với môi trường.
Cuộc sống ngày càng thay đổi, giờ đây Bhutan có nhiều sự thay đổi lớn như internet, truyền hình cáp, điện thoại di động, công nghệ - kỹ thuật,… nhưng người dân vẫn không thay đổi mà luôn giữ gìn và bảo tồn được các giá trị truyền thống lâu đời.
Tham gia tích cực vào nhiệm vụ chống biến đổi khí hậu
Bhutan là quốc gia nhỏ, ít dân cư nên tiếng nói của họ có phần dè dặt hơn so với các nước trên thế giới. Điển hình như trong cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 15, tổ chức Tại Đan Mạch mặc dù Thủ tướng nước này cam kết không phát sinh khí thải nhưng không tạo được tiếng nói chung.
Cho đến cuộc họp COP 21 tại Pháp, cam kết không phát thải khí nhà kính bằng cách duy trì lượng cacbon trung tính của họ đã được lắng nghe bằng bài diễn thuyết đầy tính thuyết thuyết phục của Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay. Kết quả là Bhutan không ngừng duy trì xuất sắc cam kết của mình mà còn trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới có lượng cacbon âm tính.
Để thực hiện nhiệm vụ ấy, Bhutan tích cực sử dụng và khai thác triệt để nguồn năng lượng tự nhiên, khí sinh học nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu. Ví dụ chứng minh, họ lắp đặt thành công 2 tuabin gió đầu tiên và sản xuất 600 kwh điện. Và có đến 24 trang trại gió hình thành nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện vào mùa khô.
Bhutan cũng lắp đặt thành công nhiều tấm pin năng lượng mặt trời, cung cấp 13.500 bếp ăn bằng năng lượng và 2.800 hầm khí sinh học cho nhiều hộ gia đình nên hầu như họ không dùng củi để nấu ăn. Bên cạnh đó, họ còn xuất khẩu điện tái chế, lượng điện này có thể bù đắp cho 6 triệu tấn CO2 tại nhiều khu vực lân cận. Dự kiến đến năm 2020 sẽ bù đắp 17 triệu tấn khí CO2.
Và hoạt động nhận được sự đánh giá cao và thể hiện quyết tâm chống biến đổi khí hậu đó là chiến dịch trồng cây gây rừng. Vì thế họ có thể duy trì độ che phủ rừng đến 60% diện tích lãnh thổ. Nhờ diện tích rừng ngày càng tăng mà dân cư vùng núi có thể tránh được các thảm họa biến đổi khí hậu gây ra như sạt lở đất hay lũ quét.
Trong giai đoạn sắp tới, Bhutan tiến tới xây dựng quốc gia theo hướng ít phát thải cacbon, ngành nông nghiệp được khuyến khích phát triển bền vững theo mô hình hữu cơ, giảm khí thải chăn nuôi.
Công ty môi trường Hợp Nhất chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!