Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Biến Đổi Khí Hậu Đe Dọa Đến An Ninh Lương Thực Như Thế Nào?


684 Lượt xem - Update nội dung: 10-12-2024 08:43

Đã kiểm duyệt nội dung

Tình trạng biến đổi khí hậu có thể gây gián đoạn nguồn cung cấp lương thực toàn cầu. Đây là một trong những vấn đề nóng hiện nay. Việc sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu và các xu thế biến đổi khí hậu càng diễn ra nhanh chóng và phức tạp hơn trong những năm gần đây. Mất an ninh lương thực đã trở thành mối dọa đối với nền an ninh lương thực toàn cầu. Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tham khảo thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

Biến Đổi Khí Hậu Đe Dọa Đến An Ninh Lương Thực Như Thế Nào?

1. Biến đổi khí hậu gây ra tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu

Trong những năm gần đây, khí hậu biến đổi khó lường, thời tiết không còn hài hòa theo mùa như trước. Theo Báo cáo Toàn cầu về Khủng hoảng Lương thực có hơn 282 triệu người ở 59 quốc gia và vùng lãnh thổ đã phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu hồi năm ngoái (2023).

Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng toàn cầu và cung cấp gạo cho nhiều quốc gia ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên đây không phải là quốc gia duy nhất áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu.

Theo các số liệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới, vào tháng 7 năm 2023, có tổng cộng 20 quốc gia đã áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các mặt hàng lương thực chính. Trong đó, các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã đình chỉ xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo trong vòng 4 tháng. Còn tại Myanmar cho biết họ có kế hoạch tạm dừng xuất khẩu và Indonesia cho biết họ muốn nhập khẩu thêm từ các nước láng giềng để dự trữ. Trong khi đó, chính phủ Philippines đã áp đặt trần giá gạo để bảo vệ những người tiêu dùng nghèo nhất, đồng thời Cơ quan Phát triển và Kinh tế quốc gia của nước này cũng cảnh báo về “thời kỳ khó khăn” và xem El Nino là “kẻ phá hoại chính”.

Hiện tượng El Nino xảy ra, nhiều khu vực tại Thái Bình Dương nóng lên. Theo báo cáo ở Singapore, khi hiện tượng El Nino xảy ra vào năm 2015-2016, sản lượng gạo ở Đông Nam Á đã giảm 15 triệu tấn so với những năm trước đó.

Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra trong nghiên cứu mới rằng tình trạng căng thẳng về nhiệt độ và nước có thể khiến sản lượng lương thực toàn cầu giảm từ 6 đến 14% vào năm 2050. Điều này đồng nghĩa với việc tăng số người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng có thể thêm từ 556 triệu lên tới 1,36 tỷ người.

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, nông nghiệp là lĩnh vực gánh chịu đến 23% tổng thiệt hại do thiên tai và thảm họa trên thế giới. Trong đó hạn hạn chịu tác động nặng nề nhất khi có đến 65% tổng thiệt hại do hạn hán rơi vào lĩnh vực nông nghiệp, còn thiệt hại do lũ lụt ước tính rơi vào khoảng 20%.

Hiện tượng El-Nino và La-Nina
Minh họa hiện tượng El-Nino và La-Nina (Ảnh minh họa)

2. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào ở nước ta?

Thành ngữ “mưa thuận gió hòa” đã không còn phổ biến ở nước ta như trước bởi gần đây nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện với tần suất dày đặc và cường độ tàn phá nặng nề.

Theo các nhà nghiên cứu, dự kiến tình trạng biến đổi khí hậu sẽ làm giảm khoảng 12% diện tích sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và giảm 24% diện tích sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Theo kịch bản biến đổi khí hậu, năng suất lúa và ngô của nước ta có thể giảm lần lượt là 8,8% và 18,7% vào năm 2030 và giảm 15,1% và 32,9% vào năm 2050. Bên cạnh đó, nếu nước biển dâng hơn 100cm thì sẽ khiến 32,2% diện tích đất nông nghiệp có nguy cơ bị ngập.

Tác động từ biến đổi khí hậu đối với lĩnh vực chăn nuôi sẽ có mức độ khác nhau đối với từng loại. Trong đó lĩnh vực chăn nuôi heo dự kiến sẽ giảm khoảng 8,2% số đầu con do tác động của biến đổi khí hậu làm thay đổi trong sản xuất và chất lượng của thức ăn chăn nuôi và gia tăng dịch bệnh.

Ngoài ra tình trạng xâm nhập mặn cũng là giảm diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sinh thái khiến sự đa dạng sinh học cũng suy giảm. Trong đó ngành nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng nặng nề bởi vùng đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là những nơi bị chìm trong nước do nước biển dâng cao vào năm 2070.

Với bờ biển dài 3.260km, nước ta chịu nhiều rủi ro, tác động từ biến đổi khí hậu ở lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng hải sản ven biển, trong đó các đảo và nhóm đảo chịu tác động nặng nề nhất. Sự gia tăng nhiệt độ nước biển làm thay đổi mùa sinh trưởng của các loại sống ở biển. Biến đổi khí hậu cũng làm tăng tính axit hóa đại dương, các cơn bão tàn phá nặng nề các rạn san hô.

Hình ảnh dự đoán Tp.HCM vào năm 2050
Hình ảnh dự đoán Tp.HCM vào năm 2050 (nguồn: saigoneer)

3. Xây dựng hệ thống lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước những tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu, chìa khóa cho sự phát triển là xây dựng hệ thống lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó việc chuyển đổi hệ thống sản xuất lương thực theo hướng thông minh, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Những năm qua, nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới thích ứng tốt với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, thích ứng với điều kiện đất đai, ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn và ứng dụng vào thực tiễn và cho kết quả khả quan. Nổi bật là việc nghiên cứu giống lúa, cây ăn quả, cây rau, chịu mặn cao, các loại cây phù hợp với thổ nhưỡng của từng địa phương hoặc các giống ngô, hoặc các loại cây lương thực thích ứng tốt với điều kiện sướng giá ở các vùng núi phía Bắc,…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, các nhà nghiên cứu cũng không ngừng nghiên cứu, lựa chọn cơ cấu giống vật nuôi chất lượng cao kết hợp với việc ứng dụng công nghệ vi sinh trong khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Bên cạnh đó, để giảm lượng giảm phát thải gây ra tình trạng biến đổi khí hậu không chỉ có việc sử dụng xe điện và năng lượng mặt trời mặt trời mà ngay cả trong chế độ ăn uống con người cũng phải thay đổi. Chúng ta nên chuyển sang chế độ ăn ít sản phẩm từ động vật hơn.

Tóm lại, để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển các giống cây trồng, vật nuôi thích nghi tốt với điều kiện môi trường là việc cần thiết và cần có sự phối hợp chặt chẽ từ các tổ chức và người dân.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết "Biến đổi khí hậu đe dọa đến an ninh lương thực như thế nào?". Ở các chủ đề tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin khác liên quan đến vấn đề này. Hãy thường xuyên truy cập website Môi trường Hợp Nhất để đọc các chủ đề mới về môi trường và xử lý môi trường.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(14:39 25-03-2025)
Xu hướng sống "xanh" là xu hướng chọn lối sống thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực ...
(09:44 24-03-2025)
Hệ thống xử lý nước thải cảng cá là một hệ thống xử lý nước thải phức tạp vì tại đây có nhiều loại ...
(09:24 24-03-2025)
Hiện nay việc lựa chọn một công ty xử lý nước thải uy tín, ngoài việc xem xét hồ sơ năng lực, các tiêu chí khác ...
(14:26 21-03-2025)
Đơn vị xử lý nước thải nhà hàng tốt nhất? Phương pháp - quy trình và công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại. Cách ...
(10:05 21-03-2025)
Môi trường Hợp Nhất là đơn vị môi trường tư nhân cung cấp dịch vụ xử lý nước thải tại Bình Dương cho các doanh ...
(08:21 21-03-2025)
Để đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và hoàn thiện hồ sơ môi trường, chủ đầu tư dự án ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768